YouMed

Những điều cần biết về vắc xin kháng lao BCG

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Vắc xin BCG là gì? Cần lưu ý gì khi tiêm phòng? Những đối tượng nào cần được tiêm chủng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lao? Hãy cùng tìm hiểu rõ vấn đề này theo bài viết dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

1. Vắc xin BCG là gì?

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ảnh hưởng đến phổi và đôi khi có thể gây tác động lên các bộ phận khác của cơ thể.

BCG, hay bacille Calmette-Guerin, là một loại vắc xin cho bệnh lao (TB) với các tác động:

  • Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lao nhưng không ngăn ngừa những đối tượng đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao
  • Được đặc biệt thiết kế để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em. Và điều này được đánh giá rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh lao nặng ở trẻ nhỏ, và có thể được đưa ra từ khi sinh trở đi.
  • Được sử dụng ở nhiều quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao để ngăn ngừa viêm màng não lao ở trẻ em.

Vắc xin BCG chỉ nên được xem xét và cân nhắc tiêm phòng chọn lọc trên những đối tượng đáp ứng các tiêu chí cụ thể và tham khảo ý kiến ​​với bác sĩ thật cẩn thận.

Vắc xin kháng lao BCG
Vắc xin kháng lao BCG

2. Đối tượng tiêm phòng vắc xin BCG

Vắc xin BCG được tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn, trong đó:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em <5 tuổi sống ở khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao hơn những khu vực khác.
  • Có cha mẹ hoặc ông bà sinh ra ở một quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao
  • Sống từ ba tháng trở lên ở một quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.
  • Tiếp xúc gần gũi trong một thời gian dài với người bị lao phổi.

Vắc xin BCG không hoạt động tốt ở người lớn, nhưng những người ở độ tuổi 35 cũng có thể được cung cấp vắc xin nếu công việc của họ có nguy cơ tiếp xúc cao với người hoặc động vật bị nhiễm lao, chẳng hạn như nhân viên y tế.

Những người đã từng mắc bệnh lao không nên chủng ngừa vì có nguy cơ cao phản ứng bất lợi với vắc xin.

3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin

Tác dụng phụ phổ biến

  • Phản ứng tại vị trí tiêm như: sưng, đỏ tấy, phồng cứng nơi tiêm.

Phản ứng tại vị trí tiêm sưng, đỏ tấy, phồng cứng

Tác dụng phụ ít phổ biến

  • Nhức đầu và sốt.
  • Vết phồng rộp tại chỗ tiêm phát triển thành vết loét, 2 – 6 tuần sau khi tiêm. Tình trạng này có thể gây đau đớn và thậm chí có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành hoàn toàn vết thương.
  • Tình trạng sưng hạch bạch huyết ở nách với kích thước hạch > 1 cm.
  • Một hạch bạch huyết mở rộng bị nhiễm trùng (viêm hạch bạch huyết).

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Áp xe tại chỗ tiêm.
  • Viêm xương (viêm xương hoặc viêm tủy xương).
  • Phản ứng da nghiêm trọng, những ảnh hưởng từ phản ứng da này sẽ lành trong vòng vài tuần (vết loét, phồng rộp).

Sốc phản vệ

Như với bất kỳ loại vắc xin, thuốc hoặc thực phẩm, có rất ít khả năng xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Sốc phản vệ có khả năng gây ra các vấn đề về hô hấp và/ hoặc khả năng lưu thông hệ tuần hoàn có thể gây đe dọa tính mạng. 

Mặc dù sốc phản vệ cực kỳ nghiêm trọng nhưng có thể được điều trị bằng adrenaline. 

4. Cách chăm sóc sau tiêm vắc xin

Phản ứng thông thường đối với tiêm vắc xin BCG là đỏ hoặc xuất hiện cục sưng nhỏ tại chỗ tiêm. Sau đó là một vết loét nhỏ (vết loét mở) vài tuần sau đó. Vết loét thường có đường kính nhỏ <1 cm và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng trước khi lành thành sẹo nhỏ, phẳng.

Vắc xin kháng lao BCG

Cách chăm sóc bao gồm:

  • Giữ cho khu vực sạch sẽ và khô ráo.
  • Có thể tắm cho con như bình thường. Cẩn thận làm khô vùng tiêm sau khi rửa.
  • Băng vết thương có gạc có thể được sử dụng nếu tại vùng tiêm bắt đầu rỉ dịch ra.
  • Sử dụng tăm bông vô trùng để làm sạch khu vực tiêm nếu cần thiết.
  • Không bôi thuốc mỡ, kem sát trùng hoặc dán thạch cao vì có thể gây nặng hơn tình trạng loét do tiêm.

Có một số tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến vắc xin BCG. Bạn hãy thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ tình trạng nào dưới đây:

  • Xuất hiện một ổ áp xe lớn (mủ) tại vị trí tiêm.
  • Đau và sưng dưới cánh tay trái – điều này có thể cho thấy sự nhiễm trùng của các tuyến (hạch bạch huyết ở nách).

5. Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin BCG

Chống chỉ định 

Người bị ức chế miễn dịch

  • Có phản ứng miễn dịch bị suy giảm do nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, hoặc u ác tính.
  • Những người có khả năng bị suy giảm miễn dịch (những người là ứng cử viên cho ghép tạng).
  • Phản ứng miễn dịch đã bị ức chế bởi các tác nhân như: steroid, chất chống dị ứng hoặc phóng xạ.

Thai kỳ

Phụ nữ không nên tiêm vắc xin BCG trong khi mang thai. Mặc dù đã có các nghiên cứu cho thấy vắc xin BCG không gây ra tác dụng có hại nào đối với thai nhi. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng mình độ an toàn.

Xét nghiệm lao ở người được tiêm

Với những người đã được tiêm vắc xin BCG thì việc xét nghiệm da tuberculin (TST) và xét nghiệm máu để phát hiện nhiễm lao hay không rất cần thiết.

  • Thử nghiệm TST: vắc xin BCG có thể gây ra phản ứng (+) giả với TST. Do đó, điều này có thể làm phức tạp các quyết định về việc kê đơn điều trị. 
  • Xét nghiệm máu: được thực hiện để phát hiện nhiễm trùng lao. Không giống như TST, xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi việc tiêm vắc xin BCG trước đó. Do đó, ít có khả năng cho kết quả dương tính giả.

Vắc xin BCG ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lao và rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh lao nặng ở trẻ nhỏ.  Lưu ý rằng trẻ có thể bị loét tại chỗ tiêm trong vài tháng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có phản ứng nghiêm trọng tại chỗ tiêm, hoặc sưng/ đau ở nách nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tờ thông tin về tiêm chủng vắc xin BCGhttps://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0025/637621/bcg-vietnamese.pdf

    Ngày tham khảo: 24/04/2020

  2. BCG vaccine for TBhttps://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/BCG_vaccine_for_TB/

    Ngày tham khảo: 24/04/2020

  3. The Role of BCG Vaccine in the Prevention and Control of Tuberculosis in the United Stateshttps://www.cdc.gov/mmwr/PDF/rr/rr4504.pdf

    Ngày tham khảo: 24/04/2020

  4. BCG Vaccine (TB vaccine)https://vk.ovg.ox.ac.uk/vk/bcg-vaccine

    Ngày tham khảo: 24/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người