YouMed

Vaccine viêm gan A: tất tần tật thắc mắc thường gặp

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Chúng ta thường nhớ đến căn bệnh viêm gan B mà bỏ qua một cái tên nguy hiểm không kém đó là viêm gan A. Việc tiêm phòng vaccine viêm gan A là điều đáng được quan tâm và thực hiện. Vậy vì sao chúng ta cần tiêm phòng viêm gan A? Các đối tượng cần được tiêm phòng là ai? Lịch tiêm chủng và liều lượng tương ứng như thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây.

Vì sao cần thiết tiêm phòng vaccine Viêm gan A?

Virus viêm gan A là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A
Virus viêm gan A (HAV) chính là nguyên nhân gây ra bệnh

Viêm gan A có con đường lây nhiễm và triệu chứng như thế nào?

Viêm gan A là bệnh lý về gan rất nghiêm trọng. Trong đó, virus viêm gan A (HAV) chính là nguyên nhân gây ra bệnh.

Được biết, virus viêm gan A có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc với chất cặn bã (phân) của người bị nhiễm, điều này có thể dễ dàng xảy ra nếu ai đó không rửa tay đúng cách. Ngoài ra, cũng có thể bị nhiễm viêm gan A từ thực phẩm, nước, hoặc các vật bị nhiễm vi rút viêm gan A.

Khi mắc bệnh viêm gan A, các triệu chứng biểu hiện của bệnh là:

  • Bị sốt, mệt mỏi
  • Cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn mửa
  • Người bệnh có thể đau khớp
  • Xuất hiện các cơn đau bụng và tiêu chảy dữ dội (thường xảy ra ở trẻ em)
  • Hoặc xuất hiện bệnh vàng da. Trong đó bao gồm
    + Tình trạng vàng da hoặc mắt
    + Nước tiểu bị sẫm màu
    + Hoặc đi ngoài ra phân có màu đất sét
Bệnh viêm gan A gây ra các triệu chứng nghiêm trọng
Bệnh viêm gan A gây ra các triệu chứng nghiêm trọng

Lưu ý, các triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 – 6 tuần sau khi phơi nhiễm và thường kéo dài dưới 2 tháng. Mặc dù vậy ở một số người có thể kéo dài tới 6 tháng.

Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A

  • Ở trẻ em: thường không thấy triệu chứng của bệnh, tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ dàng thấy ở hầu hết người lớn.
  • Lưu ý có thể lây vius viêm gan A mà không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài.
  • Bệnh viêm gan A có thể gây ra suy gan và tử vong. Mặc dù các trường hợp này khá hiếm gặp và thường xảy ra nhiều hơn ở các đối tượng >50 tuổi và những các bệnh nhân mắc các bệnh về gan khác. Chẳng hạn như tình trạng viêm gan B hoặc C.
  • Việc tiêm chủng vaccine có thể phòng ngừa viêm gan A.
  • Một điểm sáng khi tiêm phòng vaccine viêm gan A đó là:
    + Từ năm 1966, vaccine đã được khuyến nghị sử dụng ở Hoa Kỳ
    + Kết quả: kể từ đó, số ca mắc bệnh ở Hoa Kỳ đã giảm từ khoảng 31,000 ca/ năm xuống còn 1,500 ca/ năm.

Đối tượng tiêm phòng viêm gan A

Việc tiêm phòng vaccine viêm gan A là cần thiết cho mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần lưu ý không nên tiêm phòng viêm gan A khi cơ thể có phản ứng với vaccine.

Các đối tượng nên được tiêm phòng vaccine viêm gan A

  • Tất cả trẻ em >1 tuổi.
  • Những đối tượng mắc bệnh gan mạn tính.
  • Các bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu.
  • Hoặc đối với các trẻ em, trẻ vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, tối thiểu cần tiêm 2 liều vaccine ít nhất trong 6 tháng hoặc có thể tiêm cùng lúc với các loại vaccine khác.
  • Trường hợp đó là trẻ em, liều đầu tiên có thể tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
  • Không những vậy, khi các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm viêm gan A thì việc tiêm chủng vaccine này lại vô cùng cần thiết

Những trường hợp không nên tiêm vaccine phòng viêm gan A

  • Xuất hiện phản ứng dị ứng nặng với mũi tiêm vaccin viêm gan siêu vi A lần đầu.
  • Những đối tượng xuất hiện phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine. Lưu ý, tất cả vaccin viêm gan A có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxyethanol.
  • Không những vậy, đối với người bệnh đang mắc bệnh ở mức độ trung bình – nặng nên hoãn việc tiêm phòng lại. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhẹ thì có thể tiêm được.
Không nên tiêm vaccine viêm gan A nếu có phản ứng với các thành phần của vaccine
Không nên tiêm vaccine viêm gan A nếu có phản ứng với các thành phần của vaccine

Liều tiêm và lịch tiêm vaccine viêm gan A

Có nhiều loại vaccine phòng viêm gan A như: Havrix, Havax, Epaxal, Avaxim… Hiện nay tại Việt Nam đang được cấp phép lưu hành 2 loại đơn thuần là AVAXIM và HAVAX

Ngoài ra, còn có vaccine Twinrix 1ml do GSK của Bỉ sản xuất, giúp phòng virus viêm gan A và viêm gan B và có thể chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn từ 1 tuổi trở lên.

Tùy thuộc vào từng loại vaccine cũng như độ tuổi mà liều dùng có thể khác nhau. Cụ thể:

  • Với Avaxim 80 UI/ 0.5ml
    + Chỉ định cho trẻ em trong độ tuổi: 12 tháng – <16 tuổi
    + Thực hiện tiêm bắp 2 liều cách nhau 6 – 36 tháng.
  • Avaxim 160 UI/1ml
    + Chỉ định cho đối tượng >16 tuổi
    + Thực hiện tiêm bắp 2 liều cách nhau 6 – 12 tháng.
  • Vắc-xin HAVAX
    + Loại 0.5ml được chỉ định cho trẻ em từ 2 – 18 tuổi; từ
    + Loại 1 ml: chỉ định cho đối tượng >18 tuổi
    + Sử dụng phác đồ tiêm gồm 2 liều tiêm bắp cách nhau 6 – 12 tháng
  • Vaccine phối hợp viêm gan A và B Twinrix 1ml: Chỉ định cho trẻ em >12 tháng tuổi và người lớn với phác đồ:
    + Trẻ em từ 12 tháng -15 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng.
    + >16 tuổi: tiêm 3 liều theo phác đồ 0 – 1 – 6 (liều 2 tiêm cách liều đầu tiên 1 tháng, liều 3 cách liều thứ hai 5 tháng).

Có thể tiêm viêm gan A cùng các loại vaccine khác?

Để phòng bệnh, cần tiêm 2 liều vaccine phòng viêm gan A, cách nhau ít nhất 6 tháng và có thể tiêm cùng lúc với các loại vaccine khác.

  • Tiêm chủng vaccine viêm gan A cho trẻ
    + Liều đầu tiên khi trẻ đủ >12 tháng ( Avaxim 80 UI/0.5ml hoặc Twinrix 1ml)
    + Trẻ đủ >24 tháng (Havax 0.5ml);
  • Thực hiện tiêm phòng cho các đối tượng khác: bất cứ khi nào nếu có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về loại vaccine viêm gan A. Chắc hẳn sau khi đọc bài viết bạn đã hiểu được tầm quan trọng trong việc thực hiện tiêm chủng loại vaccine này. Chúng ta hãy luôn trang bị kiến thức để chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn tận tình nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.immunize.org/vis/vietnamese_hepatitis_a.pdf
  2. https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/hep-a.html
  3. https://www.cdc.gov/vaccines/parents/diseases/hepa.html
  4. http://www.bccdc.ca/resource-gallery/Documents/Guidelines%20and%20Forms/Guidelines%20and%20Manuals/Epid/CD%20Manual/Chapter%202%20-%20Imms/Part4/HepA_Indications.pdf

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người