YouMed

Viêm màng não do vi khuẩn: Phòng tránh bằng cách nào?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Viêm màng não do vi khuẩn là một bệnh lí nhiễm trùng ở các mô và dịch xung quanh não và tủy sống. Viêm màng não do vi khuẩn có thể nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng của trẻ. Nếu trẻ được điều trị ngay lập tức sẽ có nhiều cơ hội phục hồi hoàn toàn. Trong một số trường hợp, nó có thể gây ra những biến chứng nặng nề như di chứng ở não, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân của viêm màng não là gì?

Viêm màng não thường xảy ra sau một nhiễm trùng trong máu. Một hệ thống các lớp màng não (được gọi là hàng rào máu não) giúp bảo vệ não không bị nhiễm trùng. Vi khuẩn gây bệnh có thể từ máu. Hay những ổ nhiễm trùng gần đó như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng mũi họng. Đôi khi, nhiễm trùng hàng rào máu não có thể xảy ra sau phẫu thuật ở não hay chấn thương đầu. 

Viêm màng não có lây không?

Một số trường hợp, viêm màng não do vi khuẩn có thể lây từ người sang người. Thường gặp là do tác nhân não mô cầu. Nguy cơ là khi trẻ đã tiếp xúc trong khoảng cách gần với người bị viêm màng não.  Hãy báo cho Bác sĩ điều trị cho trẻ trong vòng 24 giờ hoặc càng sớm càng tốt. Các vi khuẩn có thể lây lan khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Thông qua đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc hôn. Nếu trẻ đã tiếp xúc gần với người bị viêm màng não, trẻ có thể cần thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm màng não có tính lây lan cao bao gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Những người sống trong các khu vực đông đúc, không đảm bảo vệ sinh như ký túc xá, nhà trọ… 
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Những người có suy giảm hệ thống miễn dịch và dễ nhiễm trùng. Như suy dinh dưỡng nặng, tiểu đường hoặc nhiễm HIV…

Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn có thể diễn tiến nặng trong thời gian ngắn hoặc kéo dài trong vài ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, đau đầu và cứng cổ. Cứng cổ là tình trạng trẻ không thể cúi đầu xuống để chạm cằm vào ngực. Ngoài ra, trẻ có thể đau khi cúi đầu. Ở trẻ nhỏ, khi cơ cổ chưa phát triển, có thể thấy thóp phía trước phồng nhẹ. Nếu con bạn có những triệu chứng này, điều rất quan trọng là trẻ phải được điều trị ngay lập tức.

Một vài triệu chứng khác có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng: sợ hay chói mắt khi thấy ánh sáng.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Nhức mỏi cơ thể.

Những triệu chứng nặng có thể gây biến chứng tổn thương não như:

  • Phát ban với những đốm đỏ sẫm hoặc tím. Hình ảnh ban da đặc trưng do tác nhân não mô cầu.
  • Co giật.
  • Hôn mê, nói sảng.

Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu của viêm màng não không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bởi vì trẻ không có khả năng giao tiếp với bạn khi khó chịu. Vậy nên, người chăm sóc trực tiếp trẻ phải hết sức chú ý đến tình trạng chung của trẻ sơ sinh ở nhà. Một số triệu chứng cần theo dõi như quấy khóc liên tục, bỏ bú, ọc sữa, vàng da, hạ thân nhiệt, sốt, lừ đừ.

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?.
Hết sức chú ý đến tình trạng chung của trẻ sơ sinh ở nhà

Chẩn đoán viêm màng não như thế nào?

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn, bác sĩ có thể cần thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chọc dò tủy sống: sử dụng kim nhỏ để lấy mẫu chất lỏng từ khu vực xung quanh tủy sống.
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp CT scan sọ não hoặc MRI nếu nghi ngờ có biến chứng nặng gây tổn thương não. 

Viêm màng não có thể điều trị hết không?

Trẻ cần phải được nhập viện và bắt đầu điều trị ngay với kháng sinh. Thời gian điều trị có thể từ 1 đến 3 tuần hoặc hơn tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và đáp ứng của trẻ. 

Chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào để phòng tránh viêm màng não do vi khuẩn?

Một số tác nhân vi khuẩn hiện nay đã được khống chế bởi sự xuất hiện của vắc xin. Chủng ngừa đủ số lần với những tác nhân vi khuẩn đã có vắc xin từ lúc nhỏ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Những vắc xin đó bao gồm Haemophilus influenzae loại b, phế cầu, não mô cầu.

Ngoài ra, để ngăn ngừa sự lây lan của viêm màng não do vi khuẩn, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ một số nguyên tắc sau:

  • Dạy trẻ rửa tay đúng cách và đúng thời điểm. Rửa tay thường xuyên là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Con bạn cũng nên rửa tay trước khi ăn hoặc chạm vào mắt.
  • Nếu trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh, không nên để trẻ đi học. Con bạn nên tránh tiếp xúc gần gũi với người khác.  Thông báo với Bác sĩ để được tư vấn liệu trẻ có cần uống thuốc hoặc tiêm ngừa để phòng bệnh.
  • Sử dụng các đồ vật cá nhân như ly hay khăn lau mặt riêng. Bạn có thể thay thế với ly giấy hoặc khăn giấy dùng một lần trong phòng tắm cho gia đình để hạn chế lây nhiễm.

Viêm màng não do vi khuẩn cần được chẩn đoán kịp thời và điều trị tích cực. Với sự xuất hiện của một vài vắc xin, đã giúp bảo vệ trẻ tránh được những tác nhân vi khuẩn gây viêm màng não nghiêm trọng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người