Xét nghiệm giun xoắn và những điều bạn cần biết
Nội dung bài viết
Giun xoắn tồn tại bằng cách ký sinh trên các tế bào vật chủ. Con người nhiễm phải loài giun này là do ăn thịt sống có chứa ấu trùng giun. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: viêm cơ tim, viêm màng não, viêm não, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thận, viêm xoang,… thậm chí tử vong. Do đó, xét nghiệm giun xoắn rất quan trọng và cần thiết để tìm ra tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về loại giun nay và các xét nghiệm giun xoắn.
Tìm hiểu về giun xoắn
Giun xoắn là một loại giun tròn thuộc giống Trichinella. Chủng giun xoắn này được tìm thấy trên toàn thế giới ở nhiều loài động vật ăn thịt và ăn tạp. Hiện nay giun xoắn đã được tìm thấy ở một số loài Trichinella khác như: T. pseudo spiralis (động vật có vú và chim trên toàn thế giới), T. nativa (gấu Bắc Cực), T. nelsoni (động vật ăn thịt và ăn xác thối châu Phi), T. britovi (động vật ăn thịt ở châu Âu và Tây Á), và T. papua (lợn hoang dã và lợn nhà của Papua New Guinea và Thái Lan). Con giun cái có chiều dài khoảng 2,2 mm và con đực là 1,2 mm. Tuổi thọ giun xoắn trong ruột non là 4 tuần.1
Các triệu chứng ban đầu khi một người nhiễm giun xoắn là trên hệ tiêu hóa. Chúng thường xảy ra trong khoảng 1-2 ngày, bao gồm:
Các triệu chứng điển hình do bệnh giun xoắn gây ra thường xuất hiện trong vòng 2 tuần và kéo dài đến 8 tuần.
- Đau cơ.
- Sốt.
- Sưng mặt, đặc biệt là mắt.
- Suy nhược hoặc mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Ớn lạnh.
- Ngứa hoặc phát ban trên da.
- Ho.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
Người nhiễm giun xoắn sẽ mắc các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và liên quan đến số lượng giun truyền nhiễm trong thức ăn tiêu thụ. Trường hợp mắc giun xoắn ở thể nhẹ sẽ có các biểu hiện giống bệnh cúm hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Đây là lý do cản trở việc chẩn đoán bệnh này. Do đó, chúng ta nên chủ động làm xét nghiệm giun xoắn để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.2
Chu kỳ phát triển của giun xoắn
Giun xoắn trưởng thành và ấu trùng có nang phát triển trong một vật chủ là động vật có xương sống. Vật chủ trung gian tiềm năng và vật chủ cuối cùng sẽ bị nhiễm bệnh do giun này xâm nhập. Giun xoắn cần có hai vật chủ để duy trì vòng đời của nó. Thông thường, chu kỳ phát triển của giun xoắn sẽ liên quan đến lợn, động vật gặm nhấm,… Trong chu kỳ cộng sinh phạm vi động vật bị giun xoắn ký sinh rất rộng. Các động vật như: gấu, nai sừng tấm hay lợn rừng là nơi được loài giun này ưa chuộng.1
Trên thực tế, bệnh giun xoắn xuất hiện do con người ăn phải thịt chưa nấu chín có chứa ấu trùng giun. Sau khi tiếp xúc với acid dịch vị và pepsin, ấu trùng được giải phóng khỏi nang. Đây chính là bước đệm để chúng xâm nhập vào niêm mạc ruột non – Nơi để chúng phát triển thành giun trưởng thành. Sau 1 tuần, con cái giải phóng ấu trùng, ấu trùng sẽ di chuyển đến cơ vân – nơi chúng đóng băng. Cuối cùng, chúng theo phân người ra ngoài môi trường và tiếp tục chu kỳ gây bệnh tiếp theo.1
Chẩn đoán bệnh giun xoắn bằng cách nào?
Chẩn đoán xét nghiệm giun xoắn được thực hiện ở những bệnh nhân có dấu hiệu tương thích với bệnh hoặc người đã ăn thịt lợn, thịt thú rừng chưa chín.3
Để chẩn đoán bệnh giun xoắn, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và các triệu chứng bạn đang gặp phải. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu và phân tích để tìm các dấu hiệu của bệnh giun xoắn. Nồng độ tế bào bạch cầu cao và sự hiện diện các kháng thể chống lại ký sinh trùng là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm giun xoắn.4
Bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết nếu xét nghiệm máu không đủ kết luận. Nhân viên y tế sẽ loại bỏ một mẫu mô cơ nhỏ và tiến hành phân tích để tìm sự hiện diện của ấu trùng Trichinella.4
Các biện pháp phòng ngừa
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh giun xoắn là chế biến thức ăn đúng cách. Dưới đây là một số mẹo hay để đảm bảo thịt được nấu chín kỹ:4
- Sử dụng nhiệt kế.
- Đừng ăn thử thịt cho đến khi nó chín hoàn toàn.
- Nấu thịt xay và thịt thú rừng ở nhiệt độ từ 71ºC.
- Nấu toàn bộ phần thịt ở nhiệt độ từ 63ºC.
- Nấu thịt gia cầm ở nhiệt độ từ 74ºC.
- Đông lạnh thịt lợn dày dưới 15 cm trong 20 ngày ở nhiệt độ – 15ºC để tiêu diệt giun.
- Tránh ăn thịt hải mã, ngựa hoặc thịt gấu.
- Rửa thật sạch những dụng cụ tiếp xúc với thịt.
- Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với thịt sống.
Địa chỉ xét nghiệm giun xoắn uy tín
Có nhiều cơ sở y tế xét nghiệm giun xoắn. Bạn có thể đến các bệnh viện đa khoa, bệnh viện lớn hoặc các trung tâm xét nghiệm uy tín. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện xét nghiệm giun xoắn sau đây:
Bệnh viện | Địa chỉ |
Chợ Rẫy | 201B, Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM |
Đại học Y Dược TPHCM | 215 Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM |
Nhân dân Gia Định | 1, Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM |
Bạch Mai | 78, Giải Phóng, quận Phương Mai, Hà Nội |
108 | 1B, Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Đại học Y Hà Nội | 1, Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội |
Xét nghiệm giun xoắn giúp tìm ra ấu trùng hoặc cả con trưởng thành khi có xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân. Xét nghiệm được thực hiện tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc. Bạn nên tầm soát sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Điều này giúp cho việc chữa trị hiệu quả hơn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Parasites - Trichinellosis (also known as Trichinosis)https://www.cdc.gov/parasites/trichinellosis/biology.html
Ngày tham khảo: 28/08/2022
-
Parasites - Trichinellosis (also known as Trichinosis)https://www.cdc.gov/parasites/trichinellosis/disease.html
Ngày tham khảo: 28/08/2022
-
Parasites - Trichinellosis (also known as Trichinosis)https://www.cdc.gov/parasites/trichinellosis/diagnosis.html
Ngày tham khảo: 28/08/2022
-
Trichinosishttps://www.healthline.com/health/trichinosis
Ngày tham khảo: 28/08/2022