Aspartam Pharmedic là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi dùng
Nội dung bài viết
Aspartam Pharmedic là thuốc gì? Công dụng của thuốc là gì? Cách sử dụng, liều điều trị của Aspartam Pharmedic. Những lời khuyên khi sử dụng thuốc là gì? Hãy cùng Dược sĩ Lương Triệu Vĩ tìm hiểu thêm thông tin về thuốc này nhé!
Thành phần hoạt chất: Aspartam.
Thuốc có thành phần tương tự: Aspartab, Aspartam Vacopharm,…
Aspartam Pharmedic là thuốc gì?
Sản phẩm được bào chế dưới dạng gói chứa 35 mg hoạt chất Aspartam. Thuốc Aspartam Pharmedic là sản phẩm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC và sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Thuốc được biết đến với công dụng là một chất tạo ngọt được khuyên nên sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường, béo phì,…1
Thành phần của thuốc Aspartam Pharmedic
Mỗi gói thuốc Aspartam Pharmedic chứa:1
- Aspartam: 35 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 g.
Công dụng của thành phần có trong Aspartam Pharmedic
Aspartam là một loại đường nhân tạo ít calo, nhưng lại có độ ngọt cao hơn 200 lần so với đường bình thường. Do đó khi sử dụng chỉ cần một lượng ít. Vì chúng tạo vị ngọt nhưng không có calo nên nó không gây ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết. Đây là lý do tại sao thực phẩm được làm từ chất làm ngọt nhân tạo có thể có ít calo hơn so với thực phẩm được làm bằng đường.2
Tác dụng của thuốc Aspartam Pharmedic
Aspartam chất tạo vị ngọt dùng thay thế đường và có độ ngọt cao gấp 200 lần đường. Do đó, sản phẩm được dùng cho bệnh nhân đang theo các chế độ ăn kiêng chất bột, đường (như bệnh đái tháo đường hay béo phì).1
Cách dùng và liều dùng thuốc Aspartam Pharmedic
Cách dùng
Thuốc được sử dụng như một loại nguyên liệu thực phẩm. Được sử dụng điều vị cho các bữa ăn hoặc đồ uống. Có thể thêm vào thực phẩm tuỳ theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Liều dùng
Một gói Aspartam có độ ngọt tương đương 2 muỗng cà phê đường. Có thể sử dụng tuỳ theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, đối với người trưởng thành không được dùng quá 40 mg trên kg thể trọng một ngày.1
Tác dụng phụ của thuốc
Hiện nay chưa ghi nhận được báo cáo về tác dụng phụ của thuốc khi sử dung ngắn ngày. Tuy nhiên những biểu hiện như các phản ứng dị ứng như mẫn đỏ, mề đay, ngứa vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp sử dụng Aspartame dài ngày có thể gây rối loạn hành vi và thần kinh ở người. Nó gây ra các phản ứng liên quan đến thần kinh như nhức đầu, co giật và trầm cảm.3
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của người dùng mà biểu hiện của mỗi người sẽ khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho bản thân, bạn cần thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ bạn gặp phải.
Tương tác thuốc của Aspartam
Thuốc Aspartam Pharmedic có thể gây tương tác với các thuốc sau:4
- Có thể làm kéo dài thời gian bài tiết của thuốc sau Allopurinol.
- Có thể làm kéo dài thời gian bài tiết của thuốc Avibactam.
- Kéo dài thời gian bài tiết của thuốc Acyclovir.
- Kéo dài thời gian bài tiết của thuốc Benzylpenicillin.
Để an toàn cho bản thân, bạn nên chia sẻ cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng, để bác sĩ có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Chống chỉ định của thuốc Aspartam
Bệnh nhân bị Phenylceton niệu và bệnh nhân đang cần kiểm soát lượng Phenylalanin phải thận trọng khi uống Aspartam, do Aspartam chuyển hóa trong đường tiêu hóa thành Phenylalanin. Vì thế những bệnh nhân này không chỉ thận trọng với thuốc Aspartam mà còn nên cẩn thận với các loại thuốc có hoạt chất Aspartam trong thành phần tá dược.1 5
Đối tượng đặc biệt khi sử dụng
Phụ nữ có thai và cho con bú
Ở liều khuyến cáo của nhà sản xuất Aspartam sẽ không gây hại cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên để an toàn cho cả mẹ và bé vẫn nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Phụ nữ có thai cần được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.6
Aspartam không có khả năng đi vào trong sữa mẹ. Vì Aspartam sẽ bị phân huỷ nhanh trong cơ thể người mẹ. Tuy nhiên thành phần chuyển hoá Phenylceton của Aspartame vẫn xuất hiện trong sữa mẹ và có nguy cơ gây nôn trớ ở trẻ. Do đó vẫn phải thận trọng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.7
Người lái xe và vận hành máy móc
Aspartam có thể gây ra tác dụng liên quan đến thần kinh như chóng mặt. Nếu sau khi sử dụng thuốc và bạn gặp phải biểu hiện trên. Khi đó bệnh nhân nên dừng việc lái xe và vận hành máy để đảm bảo an toàn cho bản thân.8
Xử trí khi dùng quá liều
Cho đến nay, chưa có báo cáo ghi nhận về trường hợp quá liều sản phẩm này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chúng ta chỉ nên sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trường hợp nhận thấy các biểu hiện từ bệnh nhân có nghi ngờ do sử dụng quá liều thuốc. Hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Xử trí khi quên một liều Aspartam Pharmedic
Cách xử lý khi quên liều thuốc như sau:
- Dùng thuốc ngay thời điểm nhớ ra đã quên một liều.
- Nếu khi bạn nhớ ra liều đã quên mà thời gian quá gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên.
- Không được tự ý sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Aspartam sẽ mất đi độ ngọt khi bảo quản ở môi trường ẩm. Ngoài ra, còn mất vị khi thời gian nấu nướng kéo dài với nhiệt độ trên 120 °C.
Để thuốc xa tầm tay trẻ em. Nên dùng với liều được khuyến cáo bởi nhà sản xuất và nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Bảo quản thuốc Aspartam Pharmedic
Cách bảo quản thuốc như sau:
- Để thuốc trong bao bì kín.
- Bảo quản Aspartam Pharmedic ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Nhiệt độ bảo quản thuốc nên dưới 30 ºC.
Thuốc Aspartam Pharmedic giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường đang bán thuốc Aspartam Pharmedic với giá khoảng 36.000 VNĐ một hộp 50 gói. Mức giá có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách bán hàng của nhà cung cấp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về công dụng và các lưu ý khi dùng chất tạo vị ngọt Aspartam Pharmedic. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hy vọng bài viết mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Hướng dẫn sử dụng: ASPARTAMhttp://www.pharmedic.com.vn/vn/aspartam.html
Ngày tham khảo: 25/09/2022
-
The Role of Low-calorie Sweeteners in Diabeteshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6003588/
Ngày tham khảo: 24/09/2022
-
Aspartame—True or False? Narrative Review of Safety Analysis of General Use in Productshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8227014/
Ngày tham khảo: 25/09/2022
-
Aspartamehttps://go.drugbank.com/drugs/DB00168
Ngày tham khảo: 24/09/2022
-
Dược thư quốc gia Việt Nam 2018. Amoxicilin, trang 190.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=190
Ngày tham khảo: 25/09/2022
-
Sugar substitutes during pregnancyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4229159/#
Ngày tham khảo: 25/09/2022
-
Drugs and Lactation Database https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK501510/
Ngày tham khảo: 25/09/2022
-
Aspartame—True or False? Narrative Review of Safety Analysis of General Use in Productshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8227014/
Ngày tham khảo: 25/09/2022