YouMed

Bà bầu bị chó dại và nghi dại cắn có được tiêm vắc-xin dại ngay?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Bệnh dại là gì? Việc tiêm vắc- xin phòng bệnh dại càng sớm thì càng có cơ hội cứu sống tính mạng hay không? Trường hợp bà bầu bị chó cắn có tiêm vắc-xin được không? Cần lưu ý những điều đặc biệt nào khi thực hiện tiêm phòng vắc-xin ngừa dại? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam nhé!

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại gây ra cái chết cho hơn 55.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Phân bố chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.1

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus. Vi-rút này có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn.

Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh dại do một loại vi khuẩn có tên Rhabdovirus gây ra
Bệnh dại do một loại vi khuẩn có tên Rhabdovirus gây ra

Biểu hiện lâm sàng của bệnh:

  • Chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động (hung dữ).
  • Hoặc biểu hiện như một hội chứng liệt kiểu hướng thượng (thể liệt).
  • Và một khi phát bệnh, tỉ lệ tử vong là 100%.

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

Có hơn 150 quốc gia, lãnh thổ và khu vực đã có báo cáo về tình trạng dại sau khi bị động vật cắn.

Bệnh dại do vi-rút dại cổ điển gây tử vong gần như 100% trên người. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.2 Do đó, việc tiêm phòng vắc-xin dại cho người và vật nuôi là phương pháp ưu tiên hàng đầu để phòng chống bệnh.

Từ khi các quốc gia trên toàn thế giới cùng cam kết tham gia vận động loại trừ căn bệnh dại, 2018 là năm đánh dấu Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại lần thứ 12. Đồng thời kêu gọi các bên liên quan cùng hợp tác trong cuộc chiến chống bệnh dại tiến tới loại trừ bệnh dại vào năm 2030.

Tiêm phòng vắc-xin dại cho người và vật nuôi là phương pháp ưu tiên hàng đầu để phòng dại
Tiêm phòng vắc-xin dại cho người và vật nuôi là phương pháp ưu tiên hàng đầu để phòng dại

Bà bầu bị chó cắn có tiêm vắc-xin được không?

Ở Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2016, có 6 trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú có khả năng mắc bệnh dại đã được báo cáo. Cả 6 trường hợp đều không điều trị sau phơi nhiễm. Nguyên nhân mà gia đình đưa ra là sợ rủi ro xảy ra với thai nhi và trẻ đang bú sữa mẹ. Và 6 trường hợp sau đó đều tử vong.3

Theo CDC Hoa kỳ, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chưa có nghiên cứu nào tìm thấy nguy cơ sẩy thai tự nhiên, sinh non hoặc bất thường thai nhi ở phụ nữ mang thai sau khi dự phòng sau phơi nhiễm dại.3

Dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại trên phụ nữ mang thai là an toàn
Dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại trên phụ nữ mang thai là an toàn

Vắc-xin phòng bệnh dại có an toàn với bà bầu không?

Tùy thuộc vào từng phác đồ khác nhau, việc quyết định tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu mũi sẽ khác nhau.

Các loại vắc-xin phòng dại

Tất cả các loại vắc-xin dại khi tiêm cho người đều đã được bất hoạt. Vắc-xin phòng dại trên người phải trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như:2

  • Hiệu lực.
  • Độc tính.
  • Độ an toàn.
  • Tính vô trùng.

Vắc – xin bất hoạt, nghĩa là vi rút chứa trong vắc – xin hoàn toàn không có khả năng gây bệnh.

Hiện tại, Việt Nam đang có 3 vắc-xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành. Đó là:4

Bên trên là 3 loại vắc-xin dại tinh chế. Vắc-xin này được chỉ định tiêm phòng để phòng ngừa bệnh dại và hỗ trợ điều trị phòng bệnh dại sau phơi nhiễm. Nhìn chung, cả 3 vắc-xin này đều có tác dụng giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em. Đó là thời điểm sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

Bà bầu bị chó dại và nghi dại cắn có cần đi khám và phải điều trị gì không?

Bà bầu bị chó dại và nghi dại cắn cần rửa chỗ cắn đúng quy cách. Sau đó, đến khám bác sĩ ngay và tiêm phòng vắc-xin. Bên cạnh đó, vết thương cần phải được xử lí cẩn thận.

Trường hợp vết cắn rộng, sâu hoặc ở vị trí gần thần kinh trung ương như mặt, cổ, mạch máu, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tùy theo bà bầu đang ở giai đoạn thai kỳ nào, tình trạng cũng như vị trí vết thương để bác sĩ có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp. Đồng thời có thể đánh giá liệu bà bầu bị chó cắn có tiêm vắc-xin được không.

Sơ cứu ban đầu là rất cần thiết sau khi bị động vật cắn. Việc sơ cứu cần được tiến hành càng sớm càng tốt:

  • Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10 – 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod, nếu có.
  • Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
  • Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện khâu vết rách. Người bệnh sẽ sử dụng kháng sinh chống tình trạng nhiễm trùng đã được kê đơn.
  • Ngoài ra, chú ý phòng bệnh uốn ván sau khi bị chó cắn.
  • Không những vậy, phải luôn theo dõi tình hình thai nhi. Mục đích để đảm bảo an toàn nhất có thể cho mẹ và con.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc bà bầu bị chó cắn có tiêm vắc-xin được không. Khi bà bầu bị chó, mèo dại và nghi dại cắn nên tiêm vắc-xin phòng dại càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con vì có thể tránh hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh dại. Việc tiêm phòng dại là cần thiết cho tất cả mọi người và có thể tiêm phòng cho bất cứ ai.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Rabieshttps://www.msdmanuals.com/professional/neurologic-disorders/brain-infections/rabies

    Ngày tham khảo: 11/10/2022

  2. ​Hỏi đáp về bệnh dạihttps://vncdc.gov.vn/hoi-dap-ve-benh-dai-nd13756.html

    Ngày tham khảo: 11/10/2022

  3. Rabies Vaccine Hesitancy and Deaths Among Pregnant and Breastfeeding Women — Vietnam, 2015–2016https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/67/wr/mm6708a4.htm

    Ngày tham khảo: 11/10/2022

  4. Bệnh dại nguy hiểm như thế nào, tiêm phòng dại ở đâu là tốt nhất?https://vnvc.vn/benh-dai-nguy-hiem-nhu-nao-tiem-phong-dai-o-dau-la-tot-nhat/

    Ngày tham khảo: 11/10/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người