Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Sốt xuất huyết là bệnh dễ lan truyền, đặc biệt trong mùa mưa. Bất kỳ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết, trong đó có đối tượng phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị sốt xuất huyết có dấu hiệu gì? Có nguy hiểm hay không và bà bầu bị sốt xuất huyết nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam nhé!
Dấu hiệu bà bầu bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở mẹ bầu diễn tiến tương tự như những đối tượng khác. Dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình ở mẹ bầu bao gồm:1
- Mẹ bầu có thể sốt 38°C hoặc cao hơn kéo dài trong 7 ngày.
- Bên cạnh sốt, mẹ bầu có thể kèm theo ít nhất 2 triệu chứng trong các triệu chứng sau: đau đầu, đau mắt, phát ban da, chảy máu nhẹ, buồn nôn hoặc nôn.
Các triệu chứng sốt xuất huyết thường kéo dài 2-7 ngày. Hầu hết, mọi người sẽ hồi phục sau khoảng 1 tuần nhiễm bệnh.
Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng hơn so với người bình thường.2 Tình trạng sốt xuất huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé.
Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết trong khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ, bạn có thể lây bệnh cho thai nhi. Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến thai nhi, bao gồm tình trạng sảy thai, trẻ sinh non và nhẹ cân khi sinh.1
Trong 1 nghiên cứu trên 20 thai phụ mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam, có 18 bệnh nhân (90%) có biểu hiện dương tính với protein phi cấu trúc 1 và nhiễm trùng nguyên phát. Có 4 bệnh nhân (20%) sinh non và 1 bệnh nhân (5%) sinh thai chết lưu. Tất cả trẻ sơ sinh còn sống đều được xuất viện bình thường. Ngoài ra, có 6 bệnh nhân (30%) cần truyền tiểu cầu và 3 bệnh nhân được truyền trước khi sinh nhưng không có trường hợp tử vong mẹ. Ngoài ra, 3 trường hợp bệnh nhân (15%) tiến triển băng huyết sau sinh, nồng độ tiểu cầu của họ thấp hơn đáng kể.3
Mẹ bầu bị sốt xuất huyết cần làm gì?
Trong trường hợp mẹ bầu bị sốt xuất huyết, mẹ bầu nên:
- Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Do sốt xuất huyết là tình trạng cơ thể duy yếu, nhiễm virus. Nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sức khỏe, hệ kháng thể chống lại virus gây bệnh.
- Uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước giúp cơ thể giữ nước, đặc biệt trong trường hợp sốt kéo dài. Uống nước hoặc các thức uống có bổ sung chất điện giải giúp cơ thể giữ nước.
- Dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh, trái cây giảm nguy cơ các biến chứng do nhiễm virus.4
- Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, do đó, khi bị sốt xuất huyết, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số thuốc nhằm tăng sức đề kháng. Việc tăng sức đề kháng tối đa giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, để kháng thể có đủ khả năng bảo vệ thai nhi, như vitamin C, vitamin D, vitamin E và bổ sung kẽm.5
- Trong các trường hợp mẹ bầu bị sốt cao, có thể sử dụng Paracetamol hạ sốt. Tránh để sốt kéo dài dẫn đến các cơn co giật. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nên được thực hiện đúng liều lượng, tốt nhất là nên theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu không nên sử dụng Aspirin hoặc Ibuprofen nhằm giảm đau hoặc hạ sốt trong trường hợp này.2
Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng cơ thể, tránh sốt xuất huyết nặng vì phụ nữ có thai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn. Nếu trong 24-48 giờ sau khi sốt, mẹ bầu có bất kì triệu chứng sau:6
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn nhiều (ít nhất 3 lần trong 24 giờ).
- Chảy máu mũi hoặc nướu răng.
- Nôn ra máu hoặc trong phân có máu.
- Xuất huyết dưới da, giống như vết bầm tím.
- Khó thở hoặc thở nhanh.
- Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn, cáu kỉnh.
Trong trường hợp có bất kỳ triệu chứng nào của sốt xuất huyết nặng, mẹ bầu phải đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng và thai nhi.1
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai
Để phòng ngừa sốt xuất huyết cho mẹ bầu, nên:7
- Tránh đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ sốt xuất huyết trong thời gian mang thai. Đặc biệt là các vùng và quốc gia nhiệt đới, nơi có khả năng lây truyền sốt xuất huyết cao do là môi trường thuận tiện sinh sôi của muỗi, tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết. Tìm hiểu địa điểm du lịch sắp đến có dịch hay không và trao đổi với nhân viên y tế để nhận được lời khuyên cụ thể.
- Sử dụng thuốc xịt côn trùng an toàn. Sử dụng xịt côn trùng sẽ giúp đuổi muỗi ngăn ngừa nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết. Nên lựa chọn xịt côn trùng uy tín, an toàn tránh các tác dụng không mong muốn khác.
- Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài nhằm tránh bị muỗi cắn.
- Sử dụng máy lạnh (nếu có) và ở trong các khách sạn có màn hình sáng trên cửa ra vào và cửa sổ. Các màn hình sáng thu hút muỗi giúp giảm nguy cơ muỗi cắn.
- Kiểm soát muỗi trong và xung quanh nhà, nhất là các vùng có nguy cơ đọng nước, tránh tình trạng muỗi đẻ trứng tăng nguy cơ truyền bệnh. Sử dụng màn khi ngủ và một số biện pháp khác.
Trên đây là một số thông tin về bà bầu bị sốt xuất huyết và cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho phụ nữ có thai. Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, đặc biệt có nguy cơ nặng cao ở phụ nữ có thai, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi, ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Prevent dengue during pregnancyhttps://www.cdc.gov/dengue/resources/educationmaterials_pdfs/15_261427-a_seda_508_update_prevent_dengue_during_pregnancy508.pdf
Ngày tham khảo: 18/06/2023
-
Dengue - Symptoms and Treatmenthttps://www.cdc.gov/dengue/symptoms/index.html
Ngày tham khảo: 18/06/2023
-
Dengue fever during pregnancyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5995735/
Ngày tham khảo: 18/06/2023
-
Impact of maternal nutrition in viral infections during pregnancyhttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0925443921001642
Ngày tham khảo: 18/06/2023
-
Micronutrient Supplementation and Clinical Outcomes in Patients with Dengue Feverhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7790074/
Ngày tham khảo: 18/06/2023
-
Dengue feverhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078
Ngày tham khảo: 18/06/2023
-
Dengue During Pregnancyhttps://www.cdc.gov/dengue/transmission/pregnancy.html
Ngày tham khảo: 18/06/2023