Bật mí kinh nghiệm khám bệnh Béo phì
Nội dung bài viết
Hiện nay, béo phì đã trở thành vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm của không chỉ mỗi cá nhân mà còn trên toàn xã hội. Khi đến khám bệnh Béo phì, bạn đã biết mình cần chuẩn bị những gì chưa? Hãy cùng YouMed điểm qua các nội dung quan trọng cần lưu ý khi đến khám béo phì nhé.
Những điều cần được tư vấn khi đến gặp bác sĩ Béo phì
Hãy viết ra một danh sách các câu hỏi trước khi đến khám bệnh và các câu hỏi có thể bao gồm:
- Những thói quen ăn uống hay hoạt động nào có ảnh hưởng đến việc tăng cân của tôi?
- Tôi có thể làm gì để kiểm soát cân nặng của mình?
- Bệnh béo phì này có đang gây ra các bệnh lý khác không?
- Tôi có nên gặp một chuyên gia dinh dưỡng không?
- Các lựa chọn điều trị cho bệnh béo phì và các bệnh lý khác của tôi là gì?
Đồng thời, bạn nên cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ của bạn về tình trạng sức khoẻ, tất cả các bệnh lý bạn đang gặp và bất kỳ loại thuốc, vitamin hay thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng.
Bác sĩ có thể hỏi bạn những gì về bệnh Béo phì?
Trong buổi thăm khám của bạn, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi về cân nặng, ăn uống, hoạt động, tâm trạng và suy nghĩ của bạn, thậm chí bất kỳ triệu chứng nào bạn có thể gặp phải, chẳng hạn:
- Lúc trước bạn nặng bao nhiêu cân?
- Những sự kiện nào trong cuộc sống ảnh hưởng đến việc tăng cân này không?
- Thông thường, bạn ăn gì và ăn bao nhiêu trong một ngày?
- Trong một ngày, bạn có vận động gì không?
- Bạn đã tăng cân từ thời điểm nào?
- Cân nặng đã ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào?
- Những chế độ ăn kiêng hoặc phương pháp điều trị nào bạn đã cố gắng để giảm cân?
- Mục tiêu giảm cân của bạn là gì?
- Bạn đã sẵn sàng để thay đổi lối sống để giảm cân chưa?
- Điều gì ngăn cản bạn giảm cân?
Bạn cần làm gì ngay bây giờ?
Trước khi đến gặp bác sĩ khám bệnh Béo phì, bạn nên ghi nhật ký ăn kiêng trong hai tuần trước cuộc hẹn và số bước chân bạn di chuyển trong một ngày bằng cách sử dụng bộ đếm bước (máy đếm bước chân, hay ứng dụng trên điện thoại).
Bạn cũng có thể bắt đầu đưa ra các phương pháp giảm cân, bao gồm:
- Thực hiện những thay đổi lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc hơn. Đồng thời bắt đầu giảm dần kích thước khẩu phần ăn của mình.
- Bên cạnh đó, tăng mức độ hoạt động thể lực hơn nữa. Cố gắng thức dậy và di chuyển xung quanh nhà bạn thường xuyên hơn. Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ và ngắn sau đó tăng dần lên. Thậm chí đi bộ 10 phút mỗi ngày cũng rất hữu ích. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, khi bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc ở độ tuổi trên 40 đối với nam và trên 50 đối với nữ – hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một bài tập thể dục mới.
Hi vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích, qua đó giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước buổi khám bệnh của mình. Hãy lắng nghe cơ thể của mình và tích cực nỗ lực hơn để có một cân nặng và sức khoẻ lý tưởng nhé.
Nguồn: Mayoclinic.org (Biên dịch: Lê Thị Kiều Nhi)
>> Mời bạn xem thêm: Chăm sóc trẻ thừa cân: Làm sao để hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ?
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Rheumatoid arthritishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/diagnosis-treatment/drc-20353653
Ngày tham khảo: 26/12/2019