Bệnh dịch tả lợn Châu Phi: những dấu hiệu bệnh cần chú ý
Nội dung bài viết
1. Virus gây bệnh tả lợn Châu Phi
2. Đường lây nhiễm virus
- Cho lợn ăn thức ăn bị cấm hoặc không vệ sinh
- Tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh
- Vận chuyển hay buôn bán động vật bị nhiễm bệnh
- Sự di chuyển của các sản phẩm động vật bị nhiễm (như nội tạng, phân), phương tiện và con người.
- Ở những khu vực tồn tại các loài ve mềm Ornithodoros, chúng có thể là đường lây truyền cho virus.
- Phân: ít nhất 11 ngày,
- Thịt ướp lạnh 15 tuần (và có thể lâu hơn trong thịt đông lạnh).
- Tủy xương, dăm bông và xúc xích: nhiều tháng (trừ khi chúng đã được nấu chín hoặc hun khói ở nhiệt độ cao).
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự lây lan của dịch. Nấu chín thực phẩm từ lợn ở 70°C trong 30 phút sẽ làm bất hoạt virus.
3. Triệu chứng của lợn nhiễm bệnh
Các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến nhiễm rất thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau: độc lực của virus, giống lợn bị ảnh hưởng, đường phơi nhiễm, số lượng virus lây nhiễm và tình trạng chăn nuôi trong khu vực.
Theo độc lực của virus, dịch tả lợn Châu Phi được phân loại thành các nhóm: cao, trung bình và thấp. Có nhiều dạng lâm sàng của bệnh bao gồm từ cấp tính đến không có triệu chứng. Các chủng độc lực cao gây ra bệnh rất cấp tính với tỷ lệ lợn tử vong lên đến 100%. Chủng phân lập có độc lực trung bình gây ra các dạng bệnh cấp tính và bán cấp tính. Các chủng phân lập độc lực thấp cho thấy các triệu chứng nhẹ hơn và số lượng tử vong thấp hơn.
Các con vật thường có dấu hiệu của bệnh trong khoảng 4 đến 19 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Động vật bị nhiễm bệnh có thể thải virus ra ngoài môi trường 2 ngày trước khi chúng có triệu chứng. Thời kỳ lợn lây lan virus có thể thay đổi tùy thuộc vào độc lực của nó. Virus có thể tồn tại trong cơ thể lợn dai dẳng hơn 70 ngày sau khi lây nhiễm.
Thể rất cấp tính
Đặc trưng bởi sốt cao (41 đến 42°C), chán ăn và không vận động. Tử vong có thể xảy ra trong vòng 1 đến 3 ngày trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Thể cấp tính
Sau thời gian ủ bệnh từ 4 đến 7 ngày (hiếm khi lên đến 14 ngày), động vật nhiễm virus thể cấp tính sẽ sốt cao từ 40 đến 42°C và chán ăn; buồn ngủ và yếu ớt, nằm xuống và hay lạnh run. Ngoài ra, tình trạng thở mệt cũng nhiều hơn. Tử vong thường xảy ra trong 6 đến 9 ngày đối với các chủng có độc lực cao. Hoặc 11 đến 15 ngày đối với các chủng có độc lực trung bình. Tỉ lệ này thường xảy ra 90-100% ở lợn nuôi tại nhà. Các dấu hiệu tương tự được quan sát thấy trong tự nhiên ở lợn rừng và lợn hoang.
Thể cấp tính dễ nhầm với các bệnh khác. Chủ yếu là ngộ độc, nhiễm vi khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng huyết khác. Những con lợn bị nhiễm bệnh có thể biểu hiện một hoặc một số các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện đốm hoặc mảng lớn xanh tím và xuất huyết trên tai, bụng hoặc chân;
- chảy dịch ở mắt và mũi, có thể có máu;
- đỏ da ở ngực, bụng, đuôi và chân;
- táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiến triển từ chất nhầy thành máu;
- nôn mửa;
- đẻ non ở lợn nái đang mang thai ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ;
Sự thay đổi màu sắc và xuất huyết trên da dễ dàng bị bỏ sót ở lợn rừng do da sẫm màu và lông dày hơn.
Thể bán cấp tính
Thể bán cấp của bệnh do các chủng phân lập có độc lực trung bình gây ra và có thể xảy ra ở một số khu vực nhất định. Lợn thường chết trong vòng 7 đến 20 ngày. Với tỷ lệ chết từ 30 đến 70%. Những con sống sót có thể hồi phục sau 1 tháng. Các dấu hiệu tương tự như thể cấp tính (nhưng thường ít dữ dội hơn). Chủ yếu là xuất huyết và rong huyết. Sốt dao động, kèm theo mệt mỏi và chán ăn, cũng rất phổ biến. Đi lại có thể xuất hiện đau đớn do khớp thường bị sưng. Có thể có dấu hiệu viêm phổi.
Thể mạn tính
Các dạng mạn tính thường dẫn đến tỷ lệ tử vong ít hơn 30%. Những triệu chứng bắt đầu từ 14 đến 21 ngày sau khi nhiễm virus với sốt nhẹ. Sau đó là suy hô hấp nhẹ và sưng khớp từ trung bình đến nặng. Điều này thường được kết hợp với các vùng da đỏ và hoại tử.
Ngoài ra, virus ở Châu Phi có thể gây bệnh cho lợn rừng mà không hề có triệu chứng. Điều này làm cho việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn nếu nhiễm virus lan rộng trong những quần thể này. Chưa có báo cáo cho thấy con người bị nhiễm loại virus này.
4. Tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam
5. Phòng ngừa
Không có vắc-xin hoặc thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị cho bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Mặc dù con người không bị ảnh hưởng bởi nó. Do đó, các khu vực chưa xảy ra dịch cần phải chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thành lập chính sách kiểm dịch nhập khẩu
Chính quyền cần cung cấp các hướng dẫn để nhập khẩu an toàn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn như hàng đóng hộp, nội tạng …
Phân vùng ổ dịch
Nếu bệnh chỉ lưu hành ở một khu vực của quốc gia và có thể thiết lập các biện pháp khoanh vùng cách ly ổ dịch, khi đó việc phân vùng là một cách hữu ích hướng tới các nỗ lực xóa bỏ hoặc ngăn chặn dịch bệnh.
Vậy nên, luôn báo cáo bất kỳ trường hợp chết bất thường nào ở lợn, kể cả lợn hoang. Hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho bác sĩ thú y tại địa phương. Việc phát hiện sớm làm tăng cơ hội loại bỏ dịch bệnh nếu nó xảy ra ở đây.
Xử lí an toàn nguồn thực phẩm bị bệnh
Tất cả lợn bị nhiễm và tiếp xúc với virus phải được xử lí an toàn. Việc xử lí thường bị các hộ chăn nuôi từ chối khi không có chương trình bồi thường. Điều này có thể góp phần lan rộng dịch bệnh thông qua việc mua bán không kiểm soát hoặc bất hợp pháp của thực phẩm mang mầm bệnh. Xác lợn phải được đốt hoặc chôn sâu tại chỗ nếu có thể.
Vệ sinh và khử trùng
Làm sạch các chất tiết từ chuồng trại, thiết bị, xe cộ, v.v. là một bước quan trọng trước khi khử trùng. Phương tiện (giày dép, quần áo và thiết bị) và nhân viên nên được khử trùng khi ra vào các trang trại. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng sử dụng chất khử trùng đáp ứng các yêu cầu quy định. Vì một số những chất khử trùng này có thể có tác dụng còn sót lại hoặc gây hại cho môi trường.
Cơ sở có lợn nhiễm bệnh không được chăn nuôi trong ít nhất 40 ngày sau khi làm sạch và khử trùng. Lợn nuôi không bị nhiễm bệnh ở khu vực đó nên được theo dõi chặt chẽ ít nhất 6 tuần. Mục đích để phát hiện bất thường vì có thể tái nhiễm.
Vì hiện tại không có vắc xin hoặc phương pháp điều trị hiệu quả, chiến lược tốt nhất chống lại dịch tả lợn ở Châu Phi đối với các quốc gia chưa xảy ra dịch bệnh thông qua cải thiện kiểm soát biên giới, nâng cao nhận thức đúng đắn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nắm rõ được các biểu hiện của lợn nhiễm bệnh để có biện pháp cách ly và xử lý kịp thời, tránh dịch bệnh lây lan rộng. Việc này sẽ giúp giảm thiệt hại về tài chính cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.