Mắc bệnh quai bị cần kiêng gì?
Nội dung bài viết
Quai bị là bệnh truyền nhiễm, phổ biến và lây lan nhanh ở trẻ em và người lớn chưa được chủng ngừa. Bệnh chưa có thuốc đặc trị và có thể gây ra một số biến chứng. Nhiều người thường thắc mắc, quai bị kiêng gì để nhanh khỏi? Mắc quai bị có kiêng tắm không? Hoặc bị quai bị kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh nhé!
Những thông tin cơ bản về bệnh quai bị
Quai bị là bệnh nhiễm trùng do virus có tên paramyxovirus gây ra: Đây là loại virus dễ lây lan qua nước bọt và chất nhầy.1 Bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng chưa được chủng ngừa đầy đủ vắc-xin, đặc biệt là trẻ em.
Quai bị ảnh hưởng chủ yếu đến các tuyến nước bọt bên dưới và phía trước tai (còn được gọi là tuyến mang tai). Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, các tuyến này có thể sưng lên. Do đó, các triệu chứng có thể mắc phải như đau và sưng ở mặt và hàm sau khi nhiễm bệnh khoảng 2 tuần. Trước đó, người bệnh có thể mắc một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau cơ,…1
Hiện nay, bệnh quai bị được phòng bằng cách tiêm chủng cho trẻ em theo khuyến nghị của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh.
Độc giả có thể xem thêm về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị và phòng ngừa quai bị trong bài viết Quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa.
Mắc quai bị kiêng gì?
Ngoài các vấn đề như nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa,… “quai bị kiêng gì?” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bị quai bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, kiêng một số điều giúp thoải mái hơn trong quá trình bị bệnh.
Về ăn uống
Khi mắc quai bị, nên kiêng đồ cay, nóng, thực phẩm có tính axit. Quai bị tác động chủ yếu lên các tuyến nước bọt. Trong khi ăn các đồ cay, nóng và các thực phẩm có tính cay nóng kích thích tuyến nước bọt nên sẽ gây đau nhiều hơn. Do đó, nên kiêng các thực phẩm cay nóng như ớt. Một số thực phẩm có tính axit nên kiêng như đồ chua, chanh, xoài, các thực phẩm lên men như dưa muối,…1
Người bệnh quai bị cũng không nên dùng thực phẩm dai, cứng. Hàm là bộ phận bị ảnh hưởng trong quá trình bị quai bị. Do đó, thức ăn dai và cứng gây khó chịu cho người bệnh. Một số thực phẩm cần tránh như bánh tráng, thịt miếng lớn,…1
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống rượu bia, cà phê khi nhiễm quai bị. Đồ uống có cồn, caffeine có thể gây mất nước cho cơ thể.2
Về lối sống
Thời điểm nhiễm virus quai bị là thời điểm cơ thể có tình trạng mệt mỏi. Vận động nặng có thể ảnh hưởng đến thể chất người bệnh có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Do đó, người bệnh nên kiêng vận động, làm việc nặng.
Ngoài ra, nhiều người bệnh quan niệm mắc quai bị cần kiêng tắm. Hoặc một số người bệnh sẽ thắc mắc bệnh quai bị có được tắm không? Quai bị là bệnh nhiễm virus qua nước bọt, chất nhầy. Vì thế, người bệnh cần giữ vệ sinh để hạn chế virus lây lan và không cần kiêng tắm. Tuy nhiên, nên tắm với nước ấm và không tắm quá lâu để hạn chế cơ thể nhiễm lạnh, nhanh chóng phục hồi.
Cần lưu ý gì để mau khỏi bệnh quai bị?
Một số thực phẩm phù hợp sử dụng khi bị quai bị3
- Thức ăn mềm: Trong thời gian bị quai bị, hàm có thể bị đau nhức và ảnh hưởng. Thức ăn mềm giúp người bệnh dễ nuốt, qua đó hồi phục sức khỏe tốt hơn: Một số thức ăn như: cháo, súp, sữa,…
- Bổ sung rau xanh. Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch. Nhiễm quai bị là thời điểm hệ miễn dịch yếu do sự tấn công của virus. Bổ sung rau xanh trong chế độ ăn giúp hệ miễn dịch khỏe hơn, người bệnh mau khỏi quai bị.
- Uống nhiều nước. Khi cơ thể bị nhiễm virus có thể dẫn đến tình trạng sốt. Do đó, tình trạng mất nước có thể xảy ra do sốt. Uống nhiều nước nhằm tránh mất nước do sốt.
Những lưu ý khác3
Trong thời gian bị quai bị, do có nhiều cảm giác đau, khó chịu do đó, người bệnh có thể:
- Nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe. Việc nghỉ ngơi giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn do cơ thể đang ở trong trạng thái mệt mỏi
- Làm dịu chỗ đau bằng cách chườm đá tại vị trí bị sưng. Chườm đá có thể giúp gây tê cục bộ. Do đó, chườm đá có thể hỗ trợ làm dịu cơn đau do quai bị.
- Ngoài ra, khi khó chịu với các triệu chứng sưng, đau, nóng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, ibuprofen dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Quai bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này cũng không ảnh hưởng mấy đến sức khỏe nhưng nguy hiểm khi xảy ra biến chứng. Trên đây là một số lời khuyên quai bị kiêng gì giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế biến chứng. Hi vọng những lời khuyên này hữu ích chăm sóc sức khỏe người bệnh, giảm thiểu lây cho những người xung quanh.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Mumpshttps://www.webmd.com/children/vaccines/what-are-the-mumps
Ngày tham khảo: 19/02/2023
-
Can You Drink Coffee When You’re Sick?https://www.healthline.com/nutrition/coffee-when-sick
Ngày tham khảo: 19/02/2023
-
Mumps: Prevention, Symptoms, and Treatmenthttps://www.healthline.com/health/mumps
Ngày tham khảo: 19/02/2023