YouMed

Bệnh giang mai có chữa được không? 

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Giang mai là bệnh do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra và lây truyền qua quan hệ tình dục. Giang mai khó chẩn đoán, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể theo thời gian. Bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh giang mai có chữa được không. Mời bạn cùng tham khảo nhé! 

Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh phù hợp theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đặc biệt ở những giai đoạn sớm. Tuy nhiên, việc điều trị có thể không giúp phục hồi bất kỳ tổn thương nào do nhiễm trùng vi khuẩn gây bệnh giang mai gây ra.

Bên cạnh đó, cần lưu ý người đã bị bệnh giang mai dù được điều trị thành công vẫn có thể bị tái nhiễm lần nữa.1

Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh được điều trị và sống sót. Hiểu biết về các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh giang mai có thể giúp bạn tự bảo vệ mình.

Bệnh giang mai có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm
Bệnh giang mai có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

1. Khi nhận thấy các dấu hiệu giang mai

Ở nam giới, dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai có thể là vết loét trên dương vật. Ở phụ nữ, dấu hiệu đầu tiên có thể là đau xung quanh hoặc bên trong âm đạo. Bạn thậm chí có thể không nhận thấy vết loét, vì vết loét giang mai có thể không gây đau. Các vết loét biến mất sau ba đến sáu tuần.

Nếu giang mai không được điều trị sớm, nó sẽ từ vết loét lây lan vào máu của bạn. Khi bệnh giang mai xâm nhập vào máu, nó có thể gây ra nhiều vấn đề. Dấu hiệu phổ biến nhất là phát ban. Phát ban có thể xuất hiện, thường ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, khi các vết loét bắt đầu lành hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành. Các dấu hiệu khác của bệnh bao gồm sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết.

Triệu chứng phát ban ở lòng bàn tay
Triệu chứng phát ban ở lòng bàn tay

Sau nhiều năm, người mắc bệnh giang mai không được điều trị có thể bắt đầu gặp các vấn đề về não và tủy sống. Bệnh giang mai cũng có thể làm hỏng tim và các cơ quan khác.

Một số người mắc bệnh giang mai không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Ở những người khác, các dấu hiệu có thể rất nhẹ, hoặc thậm chí có thể không biết có các dấu hiệu này. Nhưng ngay cả khi các dấu hiệu nhiễm trùng tự biến mất, vi khuẩn vẫn còn sống. Chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong nhiều năm sau đó.

2. Khi là các đối tượng nguy cơ

Bạn có nguy cơ mắc giang mai cao hơn nếu:2

  • Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn.
  • Quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Một hoặc nhiều bạn tình đã xét nghiệm dương tính với giang mai.
  • Bạn là nam và có quan hệ tình dục với người đồng giới.
  • Đang bị nhiễm HIV.

Khi nhận thấy các triệu chứng, hoặc nếu là các đối tượng nguy cơ, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn xét nghiệm chẩn đoán giang mai. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm giang mai trong lần khám thai đầu tiên. Đối với sản phụ có nguy cơ mắc bệnh cao cần được xét nghiệm lại trong tam cá nguyệt thứ ba khi được 28 tuần và khi sinh.1

Chữa bệnh giang mai bằng cách nào?

Một mũi tiêm Benzathine Penicillin G tác dụng kéo dài có thể chữa khỏi bệnh ở những giai đoạn sớm. Điều này bao gồm bệnh giang mai nguyên phát, thứ phát hoặc tiềm ẩn sớm.

CDC khuyến cáo dùng ba liều Benzathine Penicillin G tác dụng kéo dài cách nhau mỗi tuần đối với bệnh giang mai tiềm ẩn muộn hoặc giang mai tiềm ẩn không rõ thời gian. Điều trị sẽ chữa khỏi nhiễm trùng và ngăn ngừa tổn thương thêm, nhưng nó sẽ không phục hồi những tổn thương đã xảy ra.

Chọn chế phẩm Penicillin phù hợp là rất quan trọng để điều trị và chữa bệnh giang mai đúng cách. Những người được điều trị bệnh giang mai nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết loét của họ lành hẳn. Họ cũng nên thông báo cho (những) bạn tình của mình để họ có thể được xét nghiệm và điều trị nếu cần.3

Bệnh giang mai chữa trong bao lâu?

Thực tế, thời gian chữa bệnh giang mai còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Nếu mắc bệnh giang mai dưới một năm, người bệnh có thể chỉ cần tiêm một mũi thuốc điều trị. Nếu mắc bệnh giang mai hơn một năm, người bệnh cần tiêm ba mũi – mỗi tuần một mũi trong ba tuần.4

Bệnh giang mai có tái phát không?

Người bị giang mai một lần không có nghĩa là họ sẽ không tái nhiễm với nó. Ngay cả sau khi điều trị thành công, người bệnh vẫn có thể mắc lại giang mai.

Chỉ các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định mới có thể khẳng định bạn có mắc bệnh giang mai hay không. Tiếp tục thực hiện các xét nghiệm tiếp theo giúp đảm bảo việc điều trị của bạn đã thành công.

Nếu bạn tình của bạn mắc bệnh giang mai, các vết loét giang mai ở âm đạo, hậu môn, miệng hoặc dưới bao quy đầu của dương vật có thể khó nhìn thấy. Bạn có thể mắc lại bệnh giang mai nếu (những) bạn tình của bạn không được xét nghiệm và điều trị.1

Một số triệu chứng của bệnh giang mai
Một số triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai có tự khỏi được không?

Bệnh giang mai không thể tự khỏi được. Nếu không điều trị, bệnh giang mai sẽ tồn tại trong cơ thể mặc dù người bệnh có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Giang mai có thể được chữa khỏi, nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị bằng kháng sinh phù hợp.5

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liệu bệnh giang mai có chữa được không, và những vấn đề liên quan đến việc điều trị giang mai. Việc hiểu biết các triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn phòng tránh, cũng như phát hiện sớm giang mai. Điều này góp phần vào việc chữa khỏi bệnh dễ dàng hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Syphilis – CDC Basic Fact Sheethttps://www.cdc.gov/std/syphilis/stdfact-syphilis.htm

    Ngày tham khảo: 17/03/2023

  2. Syphilishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/syphilis/symptoms-causes/syc-20351756

    Ngày tham khảo: 17/03/2023

  3. Syphilis Treatment and Carehttps://www.cdc.gov/std/syphilis/treatment.htm

    Ngày tham khảo: 17/03/2023

  4. Syphilis: What It Is and How It's Treatedhttps://www.aafp.org/pubs/afp/issues/1999/0415/p2245.html#:~:text=Syphilis%20can%20be%20treated%20with,a%20week%20for%20three%20weeks

    Ngày tham khảo: 17/03/2023

  5. Syphilis – CDC Detailed Fact Sheethttps://www.cdc.gov/std/syphilis/stdfact-syphilis-detailed.htm#:~:text=Without%20treatment%2C%20syphilis%20will%20remain%20in%20the%20body%20even%20though%20there%20are%20no%20signs%20or%20symptoms.

    Ngày tham khảo: 17/03/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người