Bệnh nhân U thần kinh đệm cần chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?
Nội dung bài viết
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng về U thần kinh đệm, bạn có thể cần gặp các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu. Thế nhưng bạn đã biết những điều cần chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ Ung bướu chưa? YouMed xin được chia sẻ với bạn qua bài viết sau đây.
Có thể bạn quan tâm:
Trong số chúng ta, chắc hẳn đã có người từng bị hành hạ bởi cơn đau ở bàn chân? Đặc biệt ở vị trí giữa ngón thứ 3 và ngón thứ 4. Nguyên nhân gây nên cơn đau có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau. Một trong các lý do ấy chính là do u dây thần kinh Morton. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này với bài viết: “U dây thần kinh Morton: Những điều bạn phải biết“
1. Những việc bạn nên chuẩn bị
- Chú ý về những việc nên lưu ý trước buổi khám bệnh. Khi đặt lịch khám hãy nhớ hỏi trước những việc cần lưu ý chẳng hạn như chế độ ăn uống trước khi gặp bác sĩ.
- Viết ra bất kỳ triệu chứng nào bạn đang có, bao gồm các triệu chứng có vẻ không liên quan nhiều đến bệnh.
- Viết ra các thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm những thay đổi gần đây hay áp lực trong cuộc sống.
- Ghi lại tất cả các loại thuốc, vitamin và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
- Nhờ người thân hoặc bạn bè đi cùng để giúp bạn ghi nhớ những dặn dò của bác sĩ.
- Viết ra các câu hỏi dành cho bác sĩ.
2. Bệnh nhân U thần kinh đệm nên hỏi bác sĩ những gì?
Thời gian buổi khám là có hạn nên việc chuẩn bị trước danh sách câu hỏi cho bác sĩ giúp bạn và bác sĩ tận dụng tối đa thời gian buổi khám bệnh. Nhớ đưa các câu hỏi quan trọng hơn lên trước phòng trường hợp không đủ thời gian. Đối với bệnh U thần kinh đệm, bạn có thể hỏi bác sĩ các câu cơ bản sau đây:
- Tôi đang mắc loại u gì?
- Vị trí của khối u ở đâu?
- Khối u đó lớn cỡ nào?
- Khối u của tôi đang tiến triển nhanh không?
- U thần kinh đệm có phải là ung thư không?
- Tôi cần làm thêm xét nghiệm gì không?
- Có những phương án điều trị khả thi nào?
- Có phương pháp nào chữa được khối u thần kinh đệm của tôi không?
- Lợi ích và tác hại của mỗi phương pháp là gì?
- Bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất cho tôi?
- Có thử nghiệm lâm sàng nào phù hợp chữa trị loại u thần kinh đệm của tôi không? Liệu nó có thích hợp với tôi?
- Phương án điều trị đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hằng ngày của tôi hay không, ví dụ như đi bộ hay nói chuyện?
- Bao lâu thì tôi nên tái khám lại?
3. Bạn có biết bác sĩ sẽ hỏi gì không?
Bác sĩ chắc chắn sẽ hỏi bạn một số vấn đề. Chuẩn bị trước cho những câu hỏi đó có thể giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho buổi thăm khám:
- Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi nào?
- Các triệu chứng xuất hiện liên tục hay thoáng qua?
- Mức độ các triệu chứng thế nào?
- Có điều gì giúp giảm nhẹ hoặc nặng thêm các triệu chứng không?
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bệnh nhân U thần kinh đệm có được một buổi khám bệnh hiệu quả hơn. Hy vọng với sự hỗ trợ của YouMed, bệnh nhân sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng trước khi đến gặp bác sĩ.
Khi chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Ngay cả việc chăm sóc sức khỏe của bạn cũng được chú trọng. Và YouMed cũng như vậy. Nếu bạn có nhu cầu khám chữa bệnh thì có thể đặt lịch khám bệnh thông qua YouMed. Với những thông tác đơn giản là bạn có thể tiết kiệm được thời gian khi đi khám bệnh.
>>> Hướng dẫn đặt lịch khám các bác sĩ, phòng khám dễ dàng qua YouMed
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glioma/diagnosis-treatment/drc-20350255