YouMed

Béo phì khi mang thai: Cần làm gì để thai kỳ khỏe mạnh?

bác sĩ trần thế minh
Tác giả: BS.CKI Trần Thế Minh
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao -Thừa cân, béo phì. Khi mang thai có khả năng gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé. Biết về những hậu quả có khả năng xảy ra. Tiếp nhận những lời khuyên về chế độ giảm cân hợp lý trước khi mang thai. Đồng thời biết cách tăng cân hợp lý khi mang thai. Thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. 

Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khổi cơ thể (BMI), là con số thể hiện trọng lượng của cơ thể. Chỉ số này được tính dựa trên cân nặng (kg) và chiều cao (met) của cơ thể. Có thể đánh giá nhanh thể trọng một người là gầy, bình thường, thừa cân, hay béo phì.

Béo phì được chẩn đoán khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Công thức tính BMI thông dụng hiện nay dựa trên công thức: Cân nặng (kg) chia cho chiều cao (quy ra mét).

BMI Mức độ
< 18,5 Gầy
18.5-24.9 Bình thường
25.0-29.9 Thừa cân
>= 30 Béo phì

Ngoài ra, từ mức độ béo phì, có thể chia ra các các cấp độ là: béo phì nhẹ (BMI: 30-34,9) , trung bình (BMI: 35.0–39.9) và nặng (BMI >40). Phụ nữ có cấp độ béo phì càng cao, nguy cơ rủi ro khi mang thai càng nhiều hơn.

Mối liên hệ giữa chỉ số khối và khả năng mang thai

Người có BMI cao thường khó mang thai hơn do hạn chế khả năng rụng trứng. Dù ngay cả khi trứng rụng bình thường, vẫn khó mang thai hơn so với người bình thường. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng khả năng thất bại thụ tinh trong ống nghiệm cũng sẽ cao hơn với người béo phì.

Tình trạng thừa cân ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người mẹ?

BMI cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm:

Đái tháo đường thai kì

BMI càng cao, càng làm tăng khả năng mắc đái tháo đường thai kì. Tình trạng này còn làm tăng xác xuất cần sinh mổ hơn là sinh thường. Ngoài ra, người mẹ có đái tháo đường thai kỳ còn có nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này.

Vì thế, phụ nữ béo phì sẽ cần được sàng lọc qua xét nghiệm test đường huyết sớm. Điều này được thực trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó, người mẹ cần được theo dõi, và kiểm tra đường huyết định kỳ theo lịch của bác sĩ.

Tiền sản giật

Người mẹ có huyết áp cao trong khi mang thai hoặc sau khi sinh, được gọi là tiền sản giật. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể người mẹ. Trong đó hai cơ quan quan trọng là gan và phổi, không thể làm việc tốt như bình thường.

Quan trọng hơn, tiền sản giật sẽ dẫn đến co giật, còn được gọi là “sản giật”, nếu không được kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Trong một số trường hợp hiếm, tiền sản giật thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ. Vì thế, những trường hợp người mẹ có huyết áp cao khi mang thai, đòi hỏi một chế độ điều trị huyết áp nghiêm ngặt, để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, đứa trẻ có thể cần sinh ra sớm hơn so với ngày dự sanh để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ sự rối loạn thở trong giấc ngủ. Trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Có thể kèm biểu hiện ngủ ngáy quá mức.

Phụ nữ béo phì, dễ có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, tình trạng này không chỉ gây ra mệt mỏi, mà còn dẫn đến khả năng mắc huyết áp cao, và các vấn đề rối loạn tim mạch và hô hấp khác.

Ảnh hưởng của béo phì lên thai nhi

Phụ nữ thừa cân, béo phì khi mang thai, sẽ làm tăng các nguy cơ sau đây:

  • Sẩy thai: Người mẹ béo phì có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với người mẹ có cân nặng bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh: Với phụ nữ béo phì, đứa bé sinh ra có khả năng dị tật bẩm sinh cao hơn. Thường hay gặp là dị tật liên quan đến tim và khuyết tật ống thần kinh.
  • Khó theo dõi các chỉ số phản ánh sức khỏe thai kỳ qua siêu âm. Do mỡ bụng nhiều, gây khó khăn khảo sát các vấn đề sức khỏe của bé qua siêu âm. Bên cạnh đó, việc theo dõi các chỉ số (tim thai, cơn gò tử cung) trong quá trình sinh con thông quá máy monitor cũng trở nên khó khăn hơn.
  • Thai to: Khi mẹ có BMI cao, đứa bé có thể có cân nặng cao hơn so với bé bình thường. Đứa bé quá to trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương trong quá trình sinh. Chẳng hạn như không qua được khung chậu, bị kẹt vai bên trong. Ngoài ra, thai to còn làm tăng nguy cơ người mẹ cần sinh mổ. Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra có cân nặng cao sẽ tăng khả năng dễ béo phì sau này.
  • Sinh non: Béo phì có thể dẫn đến các nguy cơ như: tiền sát giật, sản giật, v.v. Sẽ cần phải đưa trẻ ra sớm hơn so với ngày dự sinh.
  • Thai lưu: Đây là trường hợp thai mất trong bụng mẹ. Mẹ có BMI cao thì nguy cơ thai lưu cao hơn so với mẹ có cân nặng bình thường.

Có nên giảm cân trước khi mang thai?

Việc giảm cân trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao là điều hoàn toàn cần nên làm. Bởi vì đây là phương pháp tốt nhất để làm giảm các yếu tố rủi ro cho thai kì. Ngay cả khi chỉ giảm cân nặng một ít (5-7% trên tổng thể cân nặng ban đầu) cũng đã có thể tăng cường tổng trạng của người mẹ và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Làm sao để giảm cân một cách an toàn?

Để giảm cân, bạn cần tiêu thu calo nhiều hơn so với lượng nhập vào. Ngòai ra, bạn cần một chế độ tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy đến cơ sở sản phụ khoa để thăm khám trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao.

Bác sĩ có thể tư vấn với bạn các chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ đánh giá tổng trạng cơ thể của bạn. Sau đó, đưa ra khẩu phần ăn hợp lý để giúp bạn có một kế hoạch giảm cân an toàn.

giảm cân khi mang thai
Giảm cân khi mang thai cần được thực hiện đúng cách

Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể chất cũng rất quan trọng nếu bạn muốn giảm cân. Bạn có thể chọn vận động mức độ trung bình như xe đạp, đi bộ nhanh hoặc làm vườn, khoảng 60 phút/ ngày. Hoặc những vận động nặng như bơi lội, chạy bộ,… 30 phút mỗi ngày.

Trên thực tế, bạn không cần phải tập liên tục 30 phút. Nếu chưa quen, bạn vẫn có thể chia ra tập 3 lần/ ngày, mỗi lần 10-20 phút.

Các loại thuốc giúp giảm cân trước khi mang thai

Bạn đã cố gắng giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Tuy nhiên, chỉ số BMI vẫn trên 30 hoặc trên 27 nhưng có kèm đái tháo đường, bệnh tim mạch, v.v. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc giảm cân cho bạn. Tuy nhiên thuốc giảm cân không nên được dùng khi bạn đang cố gắng thụ thai hoặc đã mang thai.

Phẫu thuật để giảm cân trước khi mang thai

Phẫu thuật “Bariatric surgery” có thể được lựa chọn dành cho những người béo phì mức độ nặng. Bằng cách làm giảm kích thước dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bạn cần trì hoãn việc mang thai khoảng từ 12 – 24 tuần.

Mặc dù có nhiều rủi ro, bạn vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh dù có tình trạng béo phì. Bằng cách quản lý thật tốt cân nặng khi mang thai, chú ý chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, cần đảm bảo tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng cho người mang thai. Bên cạnh đó, bạn cần khám thai định kì để theo dõi biến chứng có khả năng xảy ra.

Xem thêmDinh dưỡng khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh

Cân tăng cân bao nhiêu khi mang thai?

Điều này không thể trả lời chính xác. Bởi vì, cân nặng trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn nên tăng thêm bao nhiêu trong quá trình mang thai. Hãy bàn luận với bác sĩ để có một chế đô tăng cân phù hợp với tình trạng của bạn.

Một số chỉ định tăng cân tham khảo sau đây dành cho người thừa cân, béo phì:

  • Đang mang thai 1 con: Nếu bạn có BMI từ 30 trở lên và đang mang thai, khuyến nghị sẽ nên tăng từ 5 – 9 kg cho cả quá trình mang thai.
  • Nếu bạn mang song thai: Khuyến nghị nên tăng từ 11 – 19 kg cho cả quá trình mang thai.

Cần nên hiểu rằng, tăng cân khi mang thai là việc quan trọng. Bởi vì chúng cho thấy con bạn đang lớn lên và khỏe mạnh. Việc quản lý cân nặng khi mang thai là nhắm cố gắng không để bạn tăng cân quá mức so với bình thường. Ví thế, đừng quá lo lắng mà khiêng khem ăn uống quá mức, ảnh hướng cho sức khỏe của bé.

Chế độ chăm sóc đặc biệt khi mang thai

Khi bạn có BMI từ 30 trở lên, bác sĩ sản khoa sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bạn và thai nhi. Họ có thể đề nghị:

Kiểm tra chỉ số đường huyết sớm

Bình thường test kiểm tra đường huyết sẽ được thực hiện từ tuần thứ 24-28 thai kỳ. Tuy nhiên, với phụ nữ có BMI trên 30 khi mang thai, sẽ cần kiểm tra sớm hơn, trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu kết quả kiểm tra bình thường, bạn sẽ được kiểm tra lần tiếp theo vào khoảng 24 – 28 tuần thai.

Nếu kết quả không tốt, bạn sẽ cần sử dụng thuốc hạ đường huyết và theo dõi đường huyết thường xuyên hơn theo lịch của bác sĩ.

tầm soát béo phì khi mang thai
Tầm soát béo phì khi mang thai bằng cách kiểm tra đường huyết

Sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những phụ nữ nghi ngờ có tình trạng này, khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc tiền sản giật và các rối loạn khác. Vì thế, hội chứng sẽ được sàng lọc vào lần thăm khám thai đầu tiền. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một số thuốc đặc biệt để điều trị.

Tập thể dục khi mang thai

Nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây, khi mang thai là thời điểm tốt nhất để bắt đầu. Hãy nói chuyện bác sĩ của bạn để được tư vấn thể dục như thế nào là an toàn khi mang thai.

Nếu mới lần đầu, bạn nên bắt đầu tập 5 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 5 phút mỗi tuần. Mục tiêu cuối cùng là giữ thời gian tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Đi bộ là một sự lựa chọn tốt nếu bạn mới tập thể dục. Ngoài ra, bơi lội cũng rất tốt để đốt calo khi mang thai. Bên cạnh đó, nước sẽ hỗ trợ nâng đỡ để không bị tổn thương hoặc quá căng cơ. Nó còn giúp cho bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái.

Cách kiểm soát cân nặng sau sinh

Khi bạn ở nhà cũng với đứa bé, hãy vẫn luôn có chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe và giữ thói quen tập thể dục để đạt được cân nặng bình thường.

Cho con bú là một lời khuyên hằng đầu để giữ cho sức khỏe của bé luôn tốt nhất. Ngoài ra, cho con bú cò giúp cho bạn giảm cân sau sinh. Trên thực tế, các chuyên gia nói rằng phụ nữ cho con bú sẽ mẹ tối thiểu 6 tháng sẽ giảm cân nặng sau sinh nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú.

Phụ nữ có BMI cao dẫn đến nhiều rủi ro khi mang thai. Vì thế, tốt nhất là nên thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn giảm cân an toàn trước khi mang thai. Nếu phụ nữ BMI cao đã mang thai, cần được khám thai sớm nhất có thể và khám thai định kỳ để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và con.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Obesity and Pregnancy: Frequently/ Asked Questions: Pregnancyhttps://www.acog.org/patient-resources/faqs/pregnancy/obesity-and-pregnancy

    Ngày tham khảo: 22/04/2020

  2. Pregnancy and obesity: Know the riskshttps://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-and-obesity/art-20044409

    Ngày tham khảo: 22/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người