YouMed

Bị bỏng bôi gì hết rát và nhanh lành sẹo?

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

 Trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn bỏng rất dễ xảy ra. Bỏng không chỉ gây đau rát, đỏ ngứa mà còn có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu biết cách xử trí đúng có thể giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Vậy bị bỏng bôi gì hết rát và nhanh lành sẹo, hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bị bỏng bôi gì giúp hết rát

Nguyên tắc của các thuốc bôi để giảm đau rát cho vết bỏng là khả năng cung cấp nước. Một số chất có tác dụng dưỡng ẩm bao gồm:

Vaseline

Vaseline là loại sáp dầu khoáng có khả năng giữ ẩm và làm mềm da phù hợp với lớp da đang háo ẩm vì tổn thương do bỏng. Bởi vậy, sáp dưỡng ẩm vaseline thường được sử dụng để làm dịu vết bỏng.

Nha đam

Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam rất có ích cho người bị phỏng độ 1 hoặc độ 2. Nó có nhiều thành phần tốt cho điều trị bỏng đặc biệt là vitamin và nước. Những chất này sẽ hạ nhiệt độ của da, làm mát da giúp giảm cảm giác đau rát.

Nước lạnh

Để giảm đau rát thì phương pháp đơn giản và an toàn nhất là ngâm vết bỏng vào nước lạnh. Vết thương do bỏng bị sưng đỏ, ảnh hưởng lưu thông máu và các chất dưới da nên thường gây khô da, háo nước dẫn đến cảm giác khó chịu. Việc xối nước mát vào vết bỏng vừa loại bỏ hóa chất (nếu có) vừa giúp hạ nhiệt dưới da.

Xem thêm: Xử lý đúng cách khi bị bỏng nước sôi

Bị bỏng bôi gì giúp nhanh lành sẹo

Khi nhiễm khuẩn, các vết phỏng sẽ mung mủ, kéo dài thời gian tái tạo và hồi phục mô da. Trong khi vết bỏng không lành trong vòng 1 tháng sẽ có thể để lại sẹo xấu, loang lổ. Do đó thuốc giúp nhanh lành sẹo bản chất là thuốc chống nhiễm khuẩn và kích thích tái tạo mô.

Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh dùng bôi khi bị bỏng thường chứa hoạt chất Bacitracin hay Neosporin. Thuốc này được sử dụng khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị vỡ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi bôi lên vết bỏng, có thể dùng băng gạc vô trùng để che lại để tăng hiệu quả.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Do đó bạn không nên bôi kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc mỡ kháng sinh chỉ được tự sử dụng với bỏng nhẹ. Với phụ nữ có thai hoặc người bỏng nặng đa phần sẽ được yêu cầu phương pháp điều trị khác.

Kem silver sulfadiazin 1%

Bạc sulfadiazin dùng để phòng và trị nhiễm khuẩn sau khi bệnh nhân hồi sức giảm đau hoặc ghép da. Ưu điểm của kem bạc sulfadiazin là có thể dùng cho vết bỏng cấp độ 3. Tuy nhiên so với các thuốc khác, kem silver sulfadiazin khá kén người dùng hơn. Một số trường hợp không nên dùng thuốc này:

  • Phụ nữ có thai và trẻ sinh non, trẻ  sơ sinh dưới 2 tháng vì thể làm gia tăng khả năng bệnh vàng da nhân não ở trẻ.
  • Người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase vì có thể gây thiếu máu tán huyết.
  • Người bị bỏng diện tích lớn mắc bệnh lý nền: do nồng độ cao có thể tương tác với thuốc khác như thuốc hạ đường huyết, phenytoin.

Mật ong

Bôi mật ong là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bỏng. Bởi trong mật ong chứa nhiều thành phần như vitamin C, kẽm là những chất thúc đẩy tái tạo tế bào. Ngoài ra vì nó còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giúp rút ngắn thời gian phục hồi, ngăn ngừa sẹo.

Mật ong giứ
Mật ong có tác dụng kháng viêm

Không chỉ vậy, mật ong cũng là chất tự nhiên có tác dụng giữ ẩm giúp làm dịu da. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt phần nào sự đau rát khó chịu từ vết bỏng.

Xem thêm: Top 7 thực phẩm người bị bỏng không nên ăn

Bị bỏng bôi gì không an toàn?

Bỏng là tai nạn phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý đúng vết thương. Nhất là ở các vết bỏng nhẹ, nhiều người chọn tự ý điều trị theo những kinh nghiệm dân gian. Xong một số thuốc người bị bỏng bôi vào làm tình trạng nặng hơn như:

Kem đánh răng

Bôi kem đánh răng vào vết bỏng là cách hay được truyền tai nhau nhất để làm dịu vết phỏng. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy kem đánh răng có hiệu quả. Ngược lại, kem đánh răng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây kích ứng chỗ bỏng. Nghiêm trọng hơn là nó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng làm vết thương lâu lành.

Dầu dừa

Tuy nói dầu dừa chứa nhiều vitamin E có tác dụng ngừa sẹo xấu nhưng lại có tính giữ nhiệt. Điều này khiến vùng da mới bỏng tăng cảm giác nóng rát, khó chịu. Do đó người mới bị bỏng không nên bôi dầu dừa vì sẽ làm vết thương trầm trọng hơn.

Cũng giống như dầu dừa, bơ có tính giữ nhiệt. Hơn nữa, bơ không đảm bảo vô khuẩn nên bôi lên một vết thương hở sẽ dễ gây nhiễm trùng.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có nguy cơ gây nhiễm trùng vì vậy không nên bôi lên vết bỏng. Nghiêm trọng hơn, trứng gà còn có thể kích ứng da gây mẩn ngứa, khó chịu cho bệnh nhân.

Mỡ trăn

Mỡ trăn là mỡ động vật nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Bôi mỡ trăn vào vết bỏng, nhất là những vết thương có nốt phồng rộp bị vỡ có thể gây hoại tử da.

Xem thêm: Người bị bỏng kiêng ăn gì liệu bạn đã biết?

Thông qua bài viết trên, đã giúp bạn trả lời câu hỏi người bị bỏng bôi gì giúp giảm đau rát và ngừa sẹo. Bỏng da là sự cố có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Với những vết bỏng nhe, diện tích nhỏ, việc xử lý ban đầu tại nhà nhanh chóng, đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành và ít để lại sẹo.

Khi có bất kỳ câu hỏi nào trong lúc xử trí vết thương tại nhà hoặc chăm sóc vết thương nhanh lành, bạn có thể được TƯ VẤN NGAY TẠI NHÀ bởi bác sĩ chuyên khoa qua ứng dụng YouMed. Tải app YouMed để đặt câu hỏi miễn phí với bác sĩ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Trẻ bị bỏng nên bôi thuốc gì?https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-thuong-tich/tin-noi-bat/-/asset_publisher/iinMRn208ZoI/content/tre-bi-bong-nen-boi-thuoc-gi-?inheritRedirect=false

    Ngày tham khảo: 20/05/2024

  2. Trị bỏng thông thường, thuốc gì?https://suckhoedoisong.vn/tri-bong-thong-thuong-thuoc-gi-n139477.html

    Ngày tham khảo: 20/05/2024

  3. Lưu ý khi dùng bạc sulfadiazin trị vết thương, vết bỏnghttps://suckhoedoisong.vn/luu-y-khi-dung-bac-sulfadiazin-tri-vet-thuong-vet-bong-n81281.html

    Ngày tham khảo: 20/05/2024

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người