YouMed

Biến chứng của suy giáp: cần ngăn chặn ngay 

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bạn có biết tuyến giáp là cấu trúc nằm trước cổ. Tuy nhỏ bé, nó là một tuyến nội tiết tối quan trọng. Bởi nó điều hòa trao đổi chất và năng lượng cho cơ thể. Vậy bệnh suy giáp là bệnh gì? Liệu biến chứng của suy giáp có nghiêm trọng? Cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Suy giáp là bệnh gì?

Suy giáp là hiện tượng tuyến giáp cung cấp không đủ hormon cho cơ thể.

Như đã nói ở trên, tuyến giáp điều tiết mọi hoạt động trong cơ thể. Cụ thể là nó tác động vào thân nhiệt của con người như nóng, lạnh. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ năng lượng cho các cơ quan. Hai trong số các cơ quan đó là tim và sinh dục.

Chính vì lẽ đó, suy giáp là bệnh lý đa cơ quan. Chúng ta sẽ không thể nhận biết suy giáp qua một vài triệu chứng điển hình. Bởi biểu hiện của suy giáp rất dễ nhầm lẫn.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh suy giáp

  • Tăng cân.
  • Rối loạn tiêu hóa: đau vùng bụng dưới, táo bón.
  • Rối loạn nhịp tim: tim đập chậm hơn bình thường, hay thở gấp, khó thở.
  • Rối loạn tinh thần: mệt mỏi, bồn chồn vô cớ.
  • Rối loạn thể trạng: da dẻ xanh xao, ẩm lạnh, tóc móng gãy rụng.
Tóc rụng nhiều là một trong các dấu hiệu cảu suy giáp
Tóc rụng nhiều là một trong các dấu hiệu cảu suy giáp

Biến chứng nguy hiểm của suy giáp

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Đây chính là biến chứng của suy giáp làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tùy vào mức độ của bệnh, trầm cảm sẽ xuất hiện và tăng dần theo thời gian. Đáng chú ý rằng, người bệnh đồng thời cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Trong công việc và đời sống, bệnh nhân suy giảm trí nhớ, mất tập trung nhiều hơn.

Biến chứng của suy giáp tại tim mạch

Trên thực tế, những bệnh nhân suy giáp có cung lượng tim giảm từ 30-50% trong mỗi nhịp đập. Do đó, người bệnh sẽ có mạch chậm và yếu hơn, nhịp tim giảm. Nghiên cứu chỉ ra rằng hormon triiodothyronine (tức T3) liên quan trực tiếp tới bệnh lý suy tim.

Ngoài ra, bệnh nhược giáp còn làm tăng cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (tức LDL). Đây là một cholesterol gây hại cho cơ thể.

Tăng cholesterol máu là biến chứng của suy giáp có thể gây suy tim
Tăng cholesterol máu là biến chứng của suy giáp có thể gây suy tim

Đáng mừng là hầu hết các biến chứng của suy giáp này đều có thể chữa được. Bằng cách điều trị đúng cách, chức năng tuyến giáp sẽ được điều chỉnh. Từ đó, tim và lượng cholesterol trở về bình thường.

Biến chứng tại thận

Theo sinh lý học, hiện tượng giảm lượng máu nuôi sẽ làm giảm chức năng của thận. Và suy giáp cũng là một tác nhân làm giảm lượng máu nuôi đó. Theo đó, cơ thể sẽ giảm bài tiết nước, tăng cường hấp thu natri.

Không như biến chứng tại tim, biến chứng của suy giáp tại thận sẽ cần quá trình hồi phục dài hơn. Chính vì thế, việc điều trị với hormon tuyến giáp cũng sẽ lâu dài hơn.

Biến chứng tại thần kinh ngoại biên

Những biến chứng của suy giáp tại thần kinh là vô cùng đa dạng. Bởi lẽ hệ thần kinh phân bố toàn cơ thể. Bạn có thể sẽ trở nên yếu cơ, đau cơ  ở bàn tay và bàn chân, khó đi lại. Ngoài ra, bạn cũng thể thể sẽ tê, ngứa rát châm chích ở tứ chi. Nếu ảnh hưởng ở dây thanh âm, bệnh nhân khàn tiếng, khó nói chuyện. Nếu suy giáp không phát hiện kịp thời sẽ gây hội chứng ống cổ tay. Đây là một rất nguy hiểm.

Biến chứng lên chức năng sinh dục

Bạn có biết suy giáp tác động lên chức năng này của nam lẫn nữ. Hormon tuyến giáp điều hòa hoạt động trao đổi chất của hormon sinh dục.

  • Ở nam, chúng kiểm soát quá trình sản xuất tinh trùng. Một số bệnh nhân nam có rối loạn cương dương, hình dạng tinh trùng bất thường và giảm ham muốn tình dục.
  • Ở nữ, chúng điều tiết chu kỳ rụng trứng. Rối loạn kinh huyệt là một ví dụ điển hình. Tỷ lệ này ở phụ nữ mắc suy giáp cao gấp ba lần phụ nữ bình thường.  Quan ngại hơn, phụ nữ rối loạn chức năng tuyến giáp có yếu tố miễn dịch. Bởi nó làm tăng khả năng hiếm muộn.

Ở Việt Nam, phụ nữ chưa thực sự quan tâm đúng mức về chức năng suy giáp. Cần hiểu rằng, bệnh suy giáp liên quan trực tiếp tới nội tiết tố và hormon sinh dục ở nữ giới.

Biến chứng của suy giáp ở mẹ bầu

Suy giáp ở sản phụ là bệnh rất đáng lưu tâm. Nó dường như ảnh hưởng lên cả ba tam cá nguyệt, nghiêm trọng nhất là tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi vì đó là giai đoạn thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào hormon tuyến giáp của mẹ. Mẹ bầu bị suy giáp sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật. Ngoài ra, nó có thể gây sinh non, sinh nhẹ cân. Về sau này. em bé có nguy cơ mắc suy giáp bẩm sinh.

Mẹ bầu cần chú ý tinh thần và thể chất trong thời kì mang thai. Khám sức khỏe định kì theo lịch sẽ giúp việc giám sát hiệu quả hơn.

Biến chứng của suy giáp ở thai nhi

Như đã đề cập ở trên, bệnh suy giáp là  bệnh ảnh hưởng đến cả mẹ và con trong thời kì mang thai. Hơn hết, suy giáp là nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nếu không được điều trị ngay, trong tương lai, em bé có thể chậm phát triển về trí tuệ và thể chất. Nhưng nếu bệnh được phát hiện ngay khi chào đời, em bé sẽ sẽ có cơ hội phát triển bình thường.

Chương trình sàng lọc sơ sinh bắt đầu từ năm 1990 tới nay. Nó đã giúp rất nhiều trẻ mắc suy giáp. Những trẻ này có được sự điều trị tích cực ngay từ khi chào đời.

Sàng lọc sơ sinh là chương trình ngăn chặn suy giáp bẩm sinh ở trẻ
Sàng lọc sơ sinh là chương trình ngăn chặn suy giáp bẩm sinh ở trẻ

Tầm soát và ngăn ngừa biến chứng của suy giáp

Nếu có biểu hiện suy giáp kể trên, bạn nên đi tầm soát. Bạn có thể tầm soát ở những bệnh bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nội tiết. Cận lâm sàng thực hiện tầm soát thực hiện rất đơn giản. Đó gồm siêu âm tuyến giáp, hay xét nghiệm định lượng hormon giáp trong máu.

Biến chứng của suy giáp là khôn lường nếu không điều trị sớm. Hiểu rằng điều trị suy giáp theo chỉ định sẽ làm đẩy lùi những biến chứng này nhanh chóng. Cho nên, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hypothyroidism (underactive thyroid)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284
  2. Complications of Hypothyroidismhttps://www.healthline.com/health/hypothyroidism/complications

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người