Thuốc Kaldyum: công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Nội dung bài viết
Thuốc Kaldyum là gì? Thuốc Kaldyum được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thuốc Kaldyum trong bài viết được phân tích dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Thành phần hoạt chất: kali cloride.
Thuốc có thành phần tương tự: Kaleorid, Kali Cloride…
Kaldyum là thuốc gì?
Thành phần trong công thức thuốc
Hoạt chất:
- Kali clorid: 600 mg (~ 8 mmol K+).
Tá dược:
- Microcrystalline cellulose.
- Polyacfylate dispersion.
- Dimeticone.
- Talc.
- Colloidal anhydrous silica.
- Ariavit indigo carmine.
Thân viên nang chứa: gelatin.
Nắp viên nang chứa:
- Gelatin.
- Erythrosine.
- Indigo carmine.
Công dụng của thuốc Kaldyum
Thuốc Kaldyum được dùng để phòng ngừa và/hoặc chữa giảm kali huyết do các tình trạng và điều kiện khác nhau:
- Nôn.
- Tiêu chảy.
- Tăng hoạt động trên tuyến thượng thận.
- Gia tăng mất kali ở thận.
- Hoặc dùng các thuốc lợi tiểu có làm mất muối và các corticosteroid.
Không nên dùng thuốc Kaldyum nếu
Dị ứng với bất cứ thành phần nào khác (bao gồm cả hoạt chất/tá dược) có trong công thức của viên thuốc Kaldyum.
Đối tượng bị tăng kali huyết, suy thận cấp ở giai đoạn thiểu niệu, vô niệu và urê huyết, suy thận mãn ở giai đoạn giữ urê huyết.
Ngoài ra, không nên dùng thuốc trên người bị mắc bệnh Addison nhưng không được điều trị.
Tình trạng mất nước cấp.
Người bệnh có chức năng tiêu hóa bị chậm do nguồn gốc cơ năng hay chức năng.
Cách dùng thuốc Kaldyum hiệu quả
- Thuốc Kaldyum được bào chế dưới dạng viên nang và dùng theo đường uống.
- Phải uống nguyên viên với một ly nước đầy.
- Có thể dùng viên uống Kaldyum trong hoặc sau bữa ăn (tức có thể dùng lúc bụng đói hoặc no).
Liều dùng thuốc Kaldyum
Tùy vào mục đích dùng mà liều thông thường ở người lớn là:
- Dự phòng tình trạng kali huyết thấp: 2 – 3 viên nang/ngày (16 – 24 mmol K+).
- Điều trị tình trạng kali huyết thấp: 5 – 12 viên nang/ngày (40 – 96 mmol K+).
Lưu ý:
- Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ kali trong huyết thanh.
- Nếu liều trong ngày > 2 viên nang thì phải chia làm hai hoặc nhiều lần hơn.
Tác dụng phụ
Các triệu chứng hiếm gặp:
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy.
- Đau bụng.
Dù hiếm gặp nhưng bạn có thể bị nôn ói
Một vài trường hợp tác động lên hệ tiêu hóa với các triệu chứng:
- Xuất huyết.
- Loét.
- Có thể bị thủng hay tắc nghẽn.
Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Kaldyum
- Dùng đồng thời các muối kali cùng với các thuốc lợi tiểu ít thải kali (amiloride) có thể dấn đến tăng kali huyết nặng.
- Captopril, enalapril.
- Heparin.
- Thuốc chẹn beta không chọn lọc: làm kali trong máu giảm đi vào trong tế bào, dẫn đến kali huyết cao có thể gây nguy hiểm.
- Cisplatin, aminoglycosid (thuốc gây độc thận): tăng nồng độ kali trong huyết thanh.
- Cyclosporin với liều cao có gây độc cho thận.
- Các thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazid), thuốc lợi tiểu vòng (furosemide), corticosteroid, amphotericin B, insulin, các thuốc kháng axit, nhuận trường có thể làm giảm nồng độ kali trong huyết thanh.
- Thuốc kháng viêm không steroid hay các thuốc chống tiết cholin.
- Thận trọng khi bổ sung kali trong điều trị phối hợp với các glycosid digitalis bị ngưng đột ngột.
Những lưu ý khi dùng thuốc Kaldyum
Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ kali trong huyết thanh và thỉnh thoảng đo điện tâm đồ trong khi điều trị, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận.
Cần cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc Kaldyum trong lúc mang thai.
Đặc biệt thận trọng nếu người bệnh đang bị loét dạ dày – ruột.
Ngoài ra, cần theo dõi đặc biệt nếu ngưng đột ngột Kaldyum trong khi đang dùng chung với digitalis. Sự giảm kali trong máu sẽ làm tăng độc tính của digitalis.
Các đối tượng sử dụng đặc biệt
Lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Kaldyum không gây tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hay buồn ngủ.
Tuy nhiên, dù thuốc không gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc nhưng cũng nên cẩn thận khi dùng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích trên mẹ cũng như nguy cơ gây hại cho trẻ/thai nhi trước khi quyết định sử dụng thuốc để điều trị.
Xử trí khi quá liều Kaldyum
Triệu chứng khi quá liều:
- Có thể xảy ra dị cảm, yếu cơ, liệt.
- Hạ huyết áp.
- Choáng.
- Loạn nhịp thất, rung thất.
- Rối loạn dẫn truyền xung động.
- Ngưng tim.
Xử trí tình trạng quá liều:
- Rửa dạ dày.
- Truyền dung dịch muối, glucose và insulin.
- Hoặc gây tiểu nhiều.
- Ngoài ra, có thể cần phải thẩm phân phúc mạc hay thẩm phân máu.
Nhìn chung, nếu người bệnh quá liều Kaldyum cần tập trung điều trị triệu chứng để hồi phục chức năng cho người bệnh.
Xử trí khi quên một liều Kaldyum
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Thuốc Kaldyum 600mg giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Kaldyum có 1 chai, mỗi chai có 50 hoặc 100 viên nang, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 110.000 VNĐ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc và thời điểm.
Cách bảo quản
- Để thuốc Kaldyum tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Kaldyum ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Kaldyum. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Kaldyum