YouMed

Các loại thuốc trị phong thấp thường được dùng

Thạc sĩ, Dược sĩ NGUYỄN NGỌC HOÀNG
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng
Chuyên khoa: Dược

Bệnh phong thấp có đặc điểm sưng viêm nhiều khớp đối xứng, nhất là các khớp ở bàn tay. Quá trình điều trị bệnh có thể từ vài tháng đến nhiều năm. Biết về các thuốc trị phong thấp có thể giúp người bệnh sử dụng thuốc đúng cách và có hiệu quả hơn. Hiểu được điều đó, Youmed sẽ giúp bạn có thêm thông tin về thuốc trị phong thấp, chỉ định và tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng.

Nguyên tắc điều trị bệnh phong thấp

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu chính là kiểm soát tình trạng viêm, giảm đau, ngăn ngừa tổn thương khớp tiến triển và bảo vệ chức năng khớp. Từ đó hạn chế các biến chứng biến dạng khớp, giảm thiểu tối đa các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị

Điều trị sớm và phối hợp các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả hơn.

  • Điều trị bằng thuốc trị phong thấp.
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
  • Tư vấn, giáo dục người bệnh thay đổi lối sống.
  • Tập thể dục.
  • Điều trị ngoại khoa khi có tổn thương khớp gối, khớp háng nặng.

Nguyên tắc sử dụng thuốc trị phong thấp

  • Kết hợp nhiều nhóm thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Các nhóm thuốc gồm: thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống thấp khớp (DMARDs). Kết hợp các thuốc trị phong thấp ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.
  • Điều trị thuốc cần duy trì trong nhiều năm trên nguyên tắc liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Ngừng thuốc quá sớm khi chưa được bác sĩ cho phép có nguy cơ bùng phát trở lại đợt cấp của bệnh.
  • Thuốc corticoid trong nhóm kháng viêm chỉ sử dụng trong những đợt cấp với liều cao và thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài gây lệ thuộc thuốc và các tác dụng phụ.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) trong phác đồ thường dùng. Thuốc này có hiệu quả, ít tác dụng phụ không mong muốn, giá thành thấp.

Các thuốc trị bệnh phong thấp thường dùng

Glucocorticoid

  • Chỉ định: thuốc được dùng trong thời gian chờ hiệu quả của nhóm thuốc chống thấp khớp, trong các đợt cấp tiến triển. Corticoid có tác dụng nhanh, các triệu chứng nhanh chóng giảm, nên được sử dụng sớm.
  • Nguyên tắc dùng thuốc: sử dụng liều tấn công ngắn ngày để có hiệu quả nhanh và tránh huỷ khớp. Không sử dụng kéo dài vì có khả năng lệ thuộc thuốc. Khi đã có hiệu quả thì liều thuốc giảm dần. Sau đó thay thế bằng thuốc kháng viêm khác. Thuốc Glucocorticoid có tác dụng kháng viêm tốt, giảm đau nhanh.
  • Tác dụng phụ: tăng cân, hội chứng Cushing, giảm xương, loãng xương dễ xảy ra hơn. Dùng trong thời gian ngắn với liều cho phép tránh được các tác dụng phụ này.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc trị phong thấp.
Thuốc trị phong thấp.
  • Chỉ định: Nhóm thuốc này làm giảm đau, giảm viêm, nhanh giảm các triệu chứng phong thấp. Tuy nhiên thuốc không làm thay đổi tình trạng tổn thương khớp do bệnh phong thấp. Do vậy cần phối với các thuốc chống thấp khớp để đạt hiệu quả điều trị lâu dài.
  • Nguyên tắc dùng thuốc: Thuốc có thể sử dụng trong nhiều năm khi còn tình trạng viêm. Liều thuốc dựa trên nguyên tắc liều tối thiểu có hiệu quả.
  • Tác dụng phụ: viêm loét dạ dày. Cẩn thận sử dụng ở những bệnh nhân tiền căn bệnh lý dạ dày.
  • Các thuốc NSAID: ibuprofen, naproxen,…

Các thuốc giảm đau

Loại thường dùng là Paracetamol và các chế phẩm. Loại thuốc này ít tác dụng phụ. Ngoại trừ bệnh lý gan có sẵn nên theo dõi kỹ khi dùng thuốc này.

Các thuốc chống thấp khớp kinh điển (DMARDs)

Khác với những nhóm thuốc hỗ trợ trên, thuốc chống thấp khớp có tác động trực tiếp đến bệnh phong thấp. Thuốc giúp cải thiện rõ rệt bệnh phong thấp và ngăn được tình trạng tổn thương khớp.

Hai loại thuốc chống thấp khớp: Methotrexat và nhóm thuốc chống sốt rét. Methotrexat là nhóm thuốc điều trị chính, có hiệu quả, ít tác dụng phụ và rẻ tiền

Để tăng hiệu quả thuốc trị phong thấp thường kết hợp hai loại thuốc này với nhau. Khi kết hợp Methotrexat và thuốc chống sốt rét giúp tăng cường hiệu quả và giảm tác dụng phụ của hai thuốc này. Kết quả đạt được sau 1-2 tháng điều trị.

Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thêm acid folic trong thời gian dùng thuốc chống thấp khớp. Acid folic giúp giảm các tác dụng cần thiết vào máu.

Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp khác

Bệnh cạnh sử dụng thuốc điều trị phong thấp là phương pháp điều trị chính thì phối hợp với các phương pháp điều trị khác giúp triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh hơn.

Tiêm nội khớp

Tiêm nội khớp.
Tiêm nội khớp.

Thuốc tiêm nội khớp là corticoid.. Hai loại thuốc corticoid dùng tiêm nội khớp là Hydrocortison acetat và Betamethasone dipropionate. Thuốc được bơm trực tiếp vào vị trí khớp viêm.

Khác với thuốc uống, tiêm nội khớp corticoid có hiệu quả nhanh hơn và ít tác dụng phụ hơn.

Lưu ý: corticoid có thể gây biến chứng hủy xương nếu làm dụng quá nhiều. Vì vậy mỗi đợt tiêm phải cách nhau 3-6 tháng và không quá 2-3 đợt trong 1 năm.

Phục hồi chức năng và chống dính khớp

Khuyến khích người bệnh phối hợp các bài tập để giảm đau khớp, cứng khớp và giảm nguy cơ dính khớp. Nên tập các bài dành cho bệnh phong thấp. Những bài tập này cần nhẹ nhàng và không dùng quá nhiều sức lực.

Các hoạt động mạnh hay vận động quá mức nguy cơ làm khớp tổn thương thêm và tăng cảm giác đau.

Người bệnh nên sử dụng các loại quần áo, giày dép dễ mặc, dễ tháo mở để tạo cảm giác dễ chịu khi vận động, ít dùng lực cho các hoạt động sinh hoạt này.

Nên hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu vì dễ gây tình trạng cứng khớp, đau khớp khi vận động trở lại.

Y học cổ truyền

Ngoài sử dụng thuốc để giảm đau thì châm cứu cũng là một phương pháp khá hữu hiệu trong giảm đau khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy châm cứu có tác dụng giảm các cơn đau. Nhờ đó người bệnh giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau giúp hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc.

Không có biện pháp nào ngăn ngừa được bệnh phong thấp. Nhưng nếu điều trị sớm bệnh phong thấp giúp tính trạng bệnh không nặng hơn. Người bệnh nên sử dụng thuốc trị phong thấp đúng theo toa của bác sĩ. Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều sử dụng khi chưa được cho phép. Ngoài ra nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác ngoài thuốc để triệu chứng phong thấp nhanh chóng được cải thiện

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Understanding Rheumatoid Arthritis -- Treatmenthttps://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/understanding-rheumatoid-arthritis-treatment

    Ngày tham khảo: 30/06/2021

  2. Which Drugs Ease Rheumatoid Arthritis Pain?https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/pain-relief-from-rheumatoid-arthritis

    Ngày tham khảo: 30/06/2021

  3. Sách bệnh học nội khoa tập 2, ĐH Y Hà Nội, 2016.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người