Các mẹ nên làm gì khi biết mình mang thai?
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu rõ hơn cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nội dung bài viết
Mang thai là một cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa với bất kỳ người phụ nữ nào. Bạn sẽ trải qua những cảm xúc mới mẻ xen lẫn lo lâu vì những thay đổi trong cơ thể. Có biết bao nhiêu vấn đề cần quan tâm như: dinh dưỡng thai kỳ, lịch khám thai, lịch chủng ngừa… Mẹ bầu tham khảo chia sẻ từ Bác sĩ Trịnh Nhựt Thư Hương, Trưởng khoa Chăm sóc trước sinh bệnh viện Từ Dũ để hiểu rõ hơn về các thông tin quan trọng này nhé.
Khám thai định kỳ
Lần đầu khám thai có thể là sau trễ kinh khoảng 2 tuần, thử que tránh thai 2 vạch. Lần đầu khám thai mang nhiều ý nghĩa: xác định túi thai, số lượng túi thai, phôi thai, vị trí trong buồng tử cung hay không, tính sinh tồn của thai với sự hiện diện của tim thai trên siêu âm. Siêu âm ngã âm đạo có thể cho hình ảnh sớm hơn ngã bụng, và không ảnh hưởng đến thai. Việc đo đạc chiều dài đầu mông để ước tính ngày dự sanh là cực kì quan trọng trong quản lý thai kỳ.1
Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai có những thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi khám và siêu âm thai cho dù thai nhi hoàn toàn bình thường, nếu mẹ bầu có vấn đề sức khỏe gì khác thì các Bác sĩ sẽ tư vấn lịch khám thai phù hợp với từng mẹ.
- Tuần 11 – 14: đánh giá quan trọng thời kì này là siêu âm đo độ mờ da gáy khi chiều dài đầu mông của thai nhi từ 45 – 84 mm, kết hợp với các marker sinh hóa khác để tầm soát các bất thường về lệch bội nhiễm sắc thể (hay gặp nhất là hội chứng Down), việc chọn lựa xét nghiệm sàng lọc nào nên là chỉ định của bác sĩ tùy cá thể hóa từng trường hợp.2 Ngoài ra, khám thai ngày nay đã bổ sung thêm rất nhiều “vũ khí” khác để còn tầm soát các bệnh lý khác, như dự báo nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, sanh non, thai giới hạn tăng trưởng…Và nếu phát hiện nguy cơ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi và cho thuốc dự phòng. Vì vậy khám thai quý I là cực kì quan trọng.
- Tuần 20 – 24: Tầm soát các bất thường cấu trúc giải phẫu ở thai nhi như tim bẩm sinh, thận – niệu… Đây là thời điểm lý tưởng để đánh giả khá đủ các bất thường thai. Tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở thời điểm 24 – 28 tuần.
- Tuần 29 – 32: Quan trọng của giai đoạn này là đánh giá tăng trưởng của thai. 32 tuần cũng là mốc đánh giá lại một số bất thường giải phẫu xuất hiện muộn, đặc biệt là của hệ thần kinh trung ương.
- Tuần 33 – 36: đánh giá lại tăng trưởng của thai, và quan trọng là xem xét các yết tố liên quan đến cuộc sanh. Mục tiêu quan trọng của thời điểm này là trả lời về khả năng sanh ngã âm đạo hay mổ lấy thai, dù rằng một số yếu tố chỉ có thể trả lời khi vào chuyển dạ. Các bác sĩ sẽ xác định ngôi thai, khung chậu, tình trạng nước ối, dây rốn, đo tim thai và cử động thai, ước lượng cân thai.
Tiêm phòng khi mang thai
Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng, mẹ bầu cần tiêm các mũi như Rubella, sởi, quai bị, cúm, thủy đậu. Còn trong khi mang thai thì nên tiêm vaccine ngừa uốn ván và cúm, thời điểm tiêm như sau:
- Uốn ván: Mũi đầu, khoảng 20 tuần trở lên, mũi 2 cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng và trước khi sinh 1 tháng.
- Cúm: 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến tháng 5 của năm sau).
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Mẹ bầu cần chú ý thực đơn đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, bột đường, rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước. Đặc biệt chế độ ăn hằng ngày chỉ cung cấp khoảng 40% nhu cầu sắt và acid folic nên cần phải bổ sung thêm để giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở não, cột sống cho thai nhi và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, trong đó Sắt 30mg/ngày và Acid folic 400 mcg – 1000 mcg/ngày.3
Ngoài ra, 2 dưỡng chất DHA, EPA là thành phần chính trong chất xám của não bộ, võng mạc, tham gia tích cực vào hoạt động của hệ tim mạch và miễn dịch, giúp phát triển trí não và thị lực cho thai nhi cũng như rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Cơ thể không thể tự tổng hợp DHA/EPA, nguồn bổ sung chính từ thực phẩm như các loại cá biển, tuy nhiên hàm lượng DHA trong thực phẩm còn thấp.
Các mẹ có thể sử dụng sản phẩm đa sinh tố chứa đầy đủ sắt, acid folic và DHA/EPA như Obimin Plus để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
First signs of pregnancyhttps://www.nhsinform.scot/ready-steady-baby/pregnancy/your-baby-s-development/first-signs-of-pregnancy
Ngày tham khảo: 30/05/2023
-
Lịch khám thai định kỳhttps://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/kham-thai/lich-kham-thai-dinh-ky/
Ngày tham khảo: 30/05/2023
- Bệnh viện Từ Dũ (2019). Phác đồ điều trị Sản phụ khoa.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/phac-do-dieu-tri-san-phu-khoa-2019-benh-vien-tu-du.pdf