YouMed

Tìm hiểu cách chữa tụt huyết áp cho bà bầu hiện nay

Sinh viên NGUYỄN HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến
Chuyên khoa: Đa khoa

Tụt huyết áp khi mang thai là một tình trạng thường gặp và gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém gì tình trạng tăng huyết áp. Chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của các mẹ bầu. Vậy tụt huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Khi nào chúng ta cần đến gặp bác sĩ? Cách chữa tụt huyết áp cho mẹ bầu, cũng như cách chăm sóc cho bà bầu huyết áp thấp ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ tất cả những thông tin trên.

Mức độ nguy hiểm khi tụt huyết áp thai kỳ

Trước khi tìm hiểu cách chữa tụt huyết áp cho mẹ bầu, bạn nên biết mức độ nguy hiểm của tình trạng tụt huyết áp thai kỳ là như thế nào. Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương.

Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Máy đo huyết áp thể hiện chỉ số < 90/60 mmHg xác định tình trạng tụt huyết áp
Máy đo huyết áp thể hiện chỉ số < 90/60 mmHg xác định tình trạng tụt huyết áp

Việc tụt huyết áp khi mang thai sẽ rất nguy hiểm. Vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Khi bị tụt huyết áp, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt… Thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngất xỉu, truỵ mạch do thiếu lượng oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra đột ngột khi mẹ bầu đang đi xe máy hay đang đi bộ sẽ khiến cho mẹ bầu có thể bị ngã, chấn thương và có nguy cơ sảy thai.
  • Đối với em bé. Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tim không đủ máu để bơm ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ máu và oxy. Gây nguy hiểm cho thai nhi như thai chậm phát triển, thai nhỏ, sinh non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai chết lưu.

Khi nào tụt huyết áp nên đến gặp bác sĩ?

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ? Trong trường hợp nếu từ trước đến giờ huyết áp của mẹ bầu bình thường. Bỗng một ngày đo huyết áp và thấy huyết áp hạ đột ngột. Thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xác định đúng tình trạng sức khoẻ.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có các triệu chứng của tụt huyết áp thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Các triệu chứng tụt huyết áp như:

  • Chóng mặt, mệt mỏi kéo dài.
  • Dễ nhầm lẫn.
  • Buồn nôn.
  • Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Có thể khó thở.
  • Da lạnh, nhợt nhạt, sần sùi.
  • Vấn đề về thị lực như nhìn mờ.
  • Lo âu.

Xem thêm: Chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi: Dấu hiệu không nên chủ quan

Bà bầu thường cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi khi bị tụt huyết áp
Bà bầu thường cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi khi bị tụt huyết áp

Cách chữa tụt huyết áp cho mẹ bầu

Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có cách chữa tụt huyết áp cho mẹ bầu. Song, điều quan trọng là các mẹ cần đi khám thai định kỳ để nhận biết sớm các vấn đề về huyết áp. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa trị phù hợp

  • Đa số các mẹ bầu sẽ có huyết áp thấp trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau đó chỉ số huyết áp sẽ trở về bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba. Chính vì thế nếu tụt huyết áp ở mẹ bầu chỉ là tình trạng tụt huyết áp sinh lý, thì không cần phải điều trị gì đặc hiệu mà chỉ cần theo dõi.
  • Tuy nhiên, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra nghiêm trọng. Các mẹ bầu có các triệu chứng của tụt huyết áp hay chỉ số huyết áp tụt đột ngột. Trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho mẹ bầu. Sau đó các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây nên tình trạng tụt huyết áp để giải quyết triệt để.
  • Nếu tình trạng tụt huyết áp này là do thuốc mà mẹ bầu đang uống. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác cho mẹ bầu.

Cách chăm sóc mẹ bầu tụt huyết áp

Đối với các mẹ bầu bị tụt huyết áp chúng ta cần có chế độ chăm sóc cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp. Vì vậy, cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu bị hạ huyết áp.

  • Đối với các mẹ bầu bị tụt huyết áp tuyệt đối không được bỏ bữa ăn trong ngày.
  • Cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng bị đói.
  • Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin cần thiết và tránh các loại đồ uống chứa cồn.
  • Ngoài ra mẹ bầu nên ăn mặn một chút.
  • Uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho bé?

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi

Bên cạnh việc ăn uống thì việc xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lí cũng rất quan trọng. Điều này giúp bà bầu có tinh thần thoải mái, tránh tình trạng lo âu hay căng thẳng gây tụt huyết áp.

  • Không được thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách đột ngột.
  • Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc ít nhất ngủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Luôn luôn giữ trạng thái tinh thần thoải mái tránh căng thẳng hay stress.
  • Không nên làm việc quá sức mà hãy vận động một cách nhẹ nhàng.

Tóm lại, tình trạng tụt huyết áp cứ kéo dài trong thai kỳ sẽ trở nên nguy hiểm. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan mà hãy theo dõi tình trạng sức khoẻ thường xuyên. Cũng như đi khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ.

Hi vọng bài viết trên đây của bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về cách chữa tụt huyết áp cho mẹ bầu. Nếu các bạn có thắc mắc hay vấn đề cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tụt huyết áp khi mang thaihttps://suckhoedoisong.vn/tut-huyet-ap-khi-mang-thai-169172231.htm

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người