YouMed

Calcrem là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

dược sĩ lương triệu vĩ
Tác giả: Dược sĩ Lương Triệu Vĩ
Chuyên khoa: Dược

Calcrem là thuốc gì? Thuốc có công dụng gì? Những hiệu quả điều trị mà thuốc mang lại như thế nào? Những lưu ý quan trọng nào cần nên lưu ý trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược sĩ Lương Triệu Vĩ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Hoạt chất: Clotrimazole.

Thuốc có chứa thành phần tương tự: Canasone C.B, Canesten, Meclon, Metison, Candid B…

Calcrem là thuốc gì?

Calcrem là thuốc được sản xuất bởi công ty Satyam Pharmaceuticals & Chemicals Pvt., Ltd, được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài với thành phần hoạt chất là clotrimazole.

Thuốc có công dụng chống các vi nấm phổ rộng. Calcrem được đóng gói trong ống 15 gram.

Thuốc bôi ngoài da Calcrem được đóng gói trong tuýp 15 gram
Thuốc bôi ngoài da Calcrem được đóng gói trong tuýp 15 gram

Thành phần của thuốc

Thành phần chính của thuốc Calcrem là clotrimazole với hàm lượng 1%.

Tá dược: Cồn Benzyl, Cồn cetostearyl, Cetomacrogol 1000, Paraffin lỏng loãng, Sáp ong trắng, Hương hoa hồng Agra, Propylene Glycol, Methyl Hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, nước cất.

Công dụng của clotrimazol có trong thuốc

Clotrimazol với cấu trúc hoá học gần tương đồng với miconazol và là dẫn xuất của imidazole. Đây là một thuốc có khả năng chống vi nấm phổ rộng, được điều trị tại chỗ các bệnh nấm da. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển các vi nấm gây bệnh, ví dụ như vi nấm men, vi nấm da và Malassezia furfur.

Đối với các chủng phân lập của Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Microsporum canisCandida sp kể cả Candida albicans thì clotrimazol có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi nấm trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, thì thuốc còn có tác dụng đối với Trichomonas vaginalis.

Công dụng của Calcrem

Calcrem có công dụng bôi ngoài trị tại chỗ các bệnh nấm như:

Calcrem còn có công dụng với tất cả các loại nhiễm nấm ngoài da do vi nấm da, vi nấm sợi, men, vi nấm men và các loại vi nấm khác. Bao gồm cả chứng viêm quanh móng, hăm lở da, hăm tã lót do vi nấm và viêm quy đầu.

Calcrem có giá bao nhiêu?

Giá của 1 hộp Calcrem tuýp 15g là 25.000 VNĐ. Tuy nhiên, giá có thể thay đổi tuỳ vào chính sách của từng cơ sở bán hàng.

Cách dùng và liều dùng

Trước khi sử dụng, rửa sạch vùng da bị nhiễm nấm. Sau đó bắt đầu thoa kem thuốc và nhẹ nhàng chà xát tại chỗ, từ từ chà xát rộng ra vùng xung quanh chỗ bị bệnh với tần suất mỗi ngày hai lần, sáng và tối.

Triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện, giảm ngứa thông thường trong tuần đầu. Tuy nhiên, dù triệu chứng đã thuyên giảm thì bệnh nhân cũng không được ngưng thuốc, mà vẫn tiếp tục sử dụng liên tục thuốc cho đủ thời gian điều trị.

Sau khi sử dụng 4 tuần mà các triệu chứng ngứa của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần xem lại chẩn đoán để có điều trị khác phù hợp.

Tránh các nguồn có thể gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm

Tác dụng phụ của Calcrem

Thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Các tác dụng không mong muốn bao gồm: nổi mẩn đỏ, cảm giác châm chính, phồng rộp, tróc da, ngứa, nổi mề đay, tróc da, nóng rát, các triệu chứng của kích ứng da nói chung.

Tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng Calcrem là kích ứng da
Tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng Calcrem là kích ứng da

Tương tác thuốc

Hiện nay vẫn chưa rõ tương tác thuốc của clotrimazole bôi ngoài với các thuốc khác. Để an toàn, trước khi sử dụng thuốc Calcrem, bạn hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Đối tượng chống chỉ định với thuốc

Thuốc Calcrem chống chỉ định đối với các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Do đó cần xem xét kỹ các thành phần của thuốc trước khi sử dụng.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc

1. Phụ nữ mang thai

Hiện nay, vẫn chưa có đủ các số liệu nghiên cứu về sử dụng Calcrem trên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, thuốc chỉ được dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.

2. Phụ nữ đang cho con bú

Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần thận trọng trước khi sử dụng thuốc Calcrem vì vẫn chưa rõ thuốc có bài tiết được qua sữa mẹ hay không.

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc
Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc

3. Người lái xe và vận hành máy móc

Đối với khả năng lái xe và vận hành máy máy thì thuốc Calcrem không có ảnh hưởng.

Xử trí khi dùng quá liều thuốc

Trong các trường hợp như vô ý nuốt phải, cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn hướng xử trí phù hợp.

Tại các cơ sở y tế, chỉ tiến hành các xử trí thông thường như rửa dạ dày khi bệnh nhân có các triệu chứng rõ ràng của việc quá liều thuốc nghiêm trọng. Ví dụ như buồn nôn, chóng mặt hay ói mửa.

Trường hợp quên liều

Hiện chưa có thông tin hướng dẫn xử trí trong trường hợp quên liều Calcrem từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, người dùng nên hạn chế tối đa việc quên sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị.

Nếu vô ý quên liều thuốc, người dùng nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để có hướng xử trí phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Chỉ bôi ngoài da. Tránh dây vào mắt, mũi, miệng. Nếu có tình trạng kích ứng (ửng đỏ, ngứa, nóng rát, phồng rộp, sưng phủ) hay mẫn cảm (cảm giác rát, nổi mẩn đỏ và ngứa), ngưng điều trị và thay bằng thuốc khác.

Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn ghi trên nhãn.

Bảo quản thuốc

Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C

Trên đây là thông tin về thuốc Calcrem. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm hiểu biết về thuốc để có thể sử dụng một cách an toàn và hợp lý.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y học Hà Nội. Tr.452-453.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=452

    Ngày tham khảo: 15/03/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người