YouMed

Châm cứu chữa giãn dây chằng và những thông tin bạn cần biết

bác sĩ nguyễn thị huyền
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Giãn dây chằng là một tình trạng thường hay gặp ở những người tập luyện thể thao trong cộng đồng. Đều này gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Trong đó có ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt và tập luyện bình thường. Những câu hỏi thường được đặt ra: giãn dây chằng là gì? Có thể châm cứu giảm đau trong trong trường hợp giãn dây chằng không? Liệu rằng châm cứu chữa giãn dây chằng có hiệu quả hay không? YouMed mời các bạn cùng xem một vài thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Giãn dây chằng là bệnh gì?

Giãn dây chằng là tình trạng khớp cử động quá mức. Nó khiến cho dây chằng cố định khớp bị kéo căng ra. Lâu ngày dẫn đến tình trạng trên. Nó biểu hiện ở việc tầm vận động của khớp nằm ngoài giới hạn bình thường. Một chuyển động như vậy có thể làm cho khớp không ổn định, và do đó, làm tăng nguy cơ và khả năng bị trật khớp hoặc các chấn thương tiềm ẩn khác của khớp.

Đôi khi, chúng ta có thể thấy ở một vài bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định các bài tập phục hồi chức năng để kéo giãn dây chằng chống tình trạng co cứng.

Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ phân tích giãn dây chằng ở khía cạnh bệnh lý. Giãn dây chằng có thể gặp ở các khớp trong cơ thể nhưng thường gặp nhất trên lâm sàng là: khớp gối.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng đầu gối
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng đầu gối

Nguyên nhân

Nguyên nhân hay gặp nhất gây giãn dây chằng là do tập luyện thể thao sai tư thế, vận động, lao động nặng quá mức không đúng tư thế. Giãn dây chằng còn có thể xuất hiện sau các chấn thương, tai nạn…

Triệu chứng

  • Mất vững khớp.
  • Đau.
  • Hạn chế vận động: ở đây hạn chế vận động có thể là do đau sau chấn thương gây giãn dây chằng.

Sưng tấy và bầm tím: Sau khi bị chấn thương, bạn có thể nhận thấy ngay tình trạng sưng và bầm tím đầu gối và vùng xung quanh. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn và đó là cách cơ thể bạn phản ứng với các mô bị thương.

Tác dụng của châm cứu trong điều trị giãn dây chằng

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh vai trò tác dụng của châm cứu chữa giãn dây chằng. Cụ thể tùy vào loại dây chằng bị giãn và vị trí của nó trên cơ thể mà đã có các nghiên cứu tương ứng. Các kết quả đưa ra đều ủng hộ cho việc châm cứu chữa đau do giãn dây chằng là có hiệu quả. Nó làm giảm các triệu chứng đau và giúp cho bệnh nhân cải thiện tình trạng hạn chế vận động.

Theo lý luận cơ chế tác dụng của châm cứu trong y học cổ truyền thì châm cứu chữa giãn dây chằng giúp thông kinh hoạt lạc, khử ứ, chỉ thống. Nó khiến cho khí huyết bên trong kinh mạch được lưu thông dễ dàng từ đó giảm triệu chứng đau.

châm cứu chữa giãn dây chằng
Có nhiều cách châm cứu chữa giãn dây chằng gối

Theo giải thích cơ chế tác dụng châm cứu của y học hiện đại thì cơ chế thể dịch, cơ chế thay đổi điện sinh vật, cơ chế thần kinh phản xạ,… Theo học thuyết thần kinh: châm hay cứu là một kích thích hình thành cung phản xạ mới. Theo nguyên lý hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: khi có giãn dây chằng, tổn thương ở dây chằng là một kích thích, xung động truyền vào hệ thần kinh trung ương rồi được truyền ra dây chằng, hình thành một cung phản xạ bệnh lý. Châm hay cứu kích thích gây ra một cung phản xạ mới. Khi cường độ kích thích đủ mạnh sẽ ức chế ổ hưng phấn do tổn thương bệnh lý, làm phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, từ đó mà giảm đau cho bệnh nhân.

Cách châm cứu chữa giãn dây chằng

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân và thông qua thăm khám của bác sĩ, mà dẫn đến quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Và một trong những phương pháp điều trị là châm cứu chữa giãn dây chằng. Phác đồ huyệt châm cứu linh hoạt tùy vào tình trạng bệnh nhân và thăm khám của bác sĩ.

Châm cứu chữa giãn dây chằng ngoài hào châm, điện châm, còn có thể nhĩ châm, thủy châm… tùy vào vị trí của dây chằng bị giãn.

Thông thường việc lựa chọn huyệt dựa vào các nguyên tắc tại chỗ: chọn các huyệt a thị tại chỗ đau. Nguyên tắc toàn thân: lựa chọn huyệt Dương lăng tuyền… Ngoài ra còn có thể sử dụng các phác đồ huyệt khác linh động. Điều này dựa theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ.

Lưu ý khi lựa chọn châm cứu chữa giãn dây chằng

Châm cứu giãn dây chằng cũng như bao bệnh lý khác người bệnh nên lưu ý chung như sau. Trong quá trình châm cứu nếu có các hiện tượng:

  • Hoa mắt.
  • Chóng mặt.
  • Vã mồ hôi.
  • Người mệt mỏi, khó chịu.

Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có những biện pháp xử trí kịp thời.

Những bệnh nhân có sẵn bệnh tim mạch như tăng huyết áp… cần thông báo trước cho bác sĩ để cân nhắc trước khi thực hiện các kỹ thuật châm cứu chữa giãn dây chằng.

Ngoài châm cứu chữa đau do giãn dây chằng gối, người bệnh cần phối hợp nghỉ ngơi, tránh vận đồng nhiều để quá trình phục hồi được nhanh chóng. Thời gian đầu bệnh nhân có thể chườm đá để giảm đau. Chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh. Tập luyện các bài tập đơn giản để tăng sức mạnh và cải thiện tầm vận động khớp. Bệnh nhân có thể thảo luận với bác sĩ hoặc các chuyên gia phục hồi chức năng và vật lí trị liệu để có các bài tập phù hợp với tình trạng của mình.

Chườm đá để giảm cơn đau giãn dây chằng đầu gối
Chườm đá để giảm cơn đau giãn dây chằng đầu gối

Những phương pháp đông y khác giúp chữa giãn dây chằng gối

Ngoài châm cứu chữa đau do giãn dây chằng ra thì người bệnh còn có thể điều trị đau do giãn dây chằng với các phương pháp khác như:

  • Có thể dùng các bài thuốc phù hợp.
  • Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau do giãn dây chằng.

Châm cứu chữa bệnh là một phương pháp hiệu quả và thường xuyên được sử dụng trên lâm sàng. Mục đích để điều trị cho các bệnh nhân được chẩn đoán đau do giãn dây chằng; giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện hạn chế vận động, tình trạng đau nhức của bệnh nhân. Người bệnh được chẩn đoán đau do giãn dây chằng nếu muốn lựa chọn phương pháp điều trị này có thể đến các bệnh viện Y học cổ truyền hoặc các cơ sở có uy tín để được thăm khám và điều trị. Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về châm cứu trong điều trị đau do giãn dây chằng. Nếu có thắc mắc gì cần được tư vấn các bạn để lại bình luận dưới bài viết nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hyperextended Knee: Symptoms, Treatment, Recovery Timehttps://www.healthline.com/health/fitness-exercise/hyperextended-knee

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

  2. Overview of Joint Hyperextensionhttps://www.verywellhealth.com/hyperextension-definition-3120350

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

  3. What is a hyperextended knee?https://www.medicalnewstoday.com/articles/320454

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người