YouMed

Hội chứng buồng trứng đa nang: chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, những tác động của hội chứng buồng trứng đa nang. Đây thực sự là một hội chứng tiềm ẩn nguy cơ vô sinh cho nữ giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây vô sinh ở nữ giới. Vậy hội chứng này được chẩn đoán như thế nào? Điều trị bằng những phương pháp nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về chẩn đoán và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang trong bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Sản Phụ khoa Phan Lê Nam.

Làm thể nào để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang?

Hiện nay, không có xét nghiệm để chẩn đoán chắc chắn hội chứng buồng trứng đa nang.

Các bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang ở những phụ nữ có ít nhất hai trong số ba triệu chứng sau đây:

  • Nồng độ androgen cao.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Nang buồng trứng.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi xem liệu bạn có phải các triệu chứng như mụn trứng cá, rậm lông và cơ thể tăng cân hay không.

1. Khám vùng chậu

Bác sĩ cần kiểm tra vùng chậu để tìm kiếm bất kỳ vấn đề với buồng trứng. Cũng như kiểm tra các bộ phận khác của đường sinh sản của bạn. Trong cuộc thăm khám này, bác sĩ sẽ đưa ngón vào âm đạo của bạn. Sau đó kiểm tra xem có bất kỳ sự phát triển khối u hay bất thường nào trong buồng trứng hoặc tử cung của bạn không.

2. Xét nghiệm máu

Mục đích để kiểm tra mức độ hormone nam androgen cao hơn bình thường. Bạn cũng có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol, insulin và triglyceride. Để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Xét nghiệm máu góp phần chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang và các biến chứng của nó
Xét nghiệm máu góp phần chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang và các biến chứng của nó

3. Siêu âm

Một thiết bị được gọi là đầu dò siêu âm sẽ được đặt trong âm đạo của bạn (siêu âm qua âm đạo). Đầu dò phát ra sóng âm, sau đó được chuyển thành hình ảnh trên màn hình máy tính. Siêu âm sử dụng sóng âm để tìm kiếm các nang trứng bất thường và các vấn đề khác với buồng trứng và tử cung của bạn. Ví dụ như độ dày niêm mạc tử cung.

Nếu bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung cho các biến chứng. Những xét nghiệm có thể bao gồm:

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu trải qua những triệu chứng như:

  • Bạn không trải qua các chu kì kinh nguyệt và bạn không có thai.
  • Bạn có các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Chẳng hạn như kinh nguyệt không đều, hiện tượng lông mọc rậm trên mặt và cơ thể, mụn, hói đầu.
  • Bạn đã cố gắng thụ thai hơn 12 tháng nhưng không thành công.
  • Bạn có các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như khát hoặc đói quá mức, mờ mắt hoặc giảm cân không giải thích được.

Nếu bạn có hội chứng buồng trứng đa nang, hãy lên kế hoạch thăm khám thường xuyên với bác sĩ chăm sóc chính của bạn. Bạn sẽ cần xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các biến chứng có thể khác.

Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Thuốc tránh thai và các loại thuốc khác có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Và điều trị các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang như rậm lông và mụn trứng cá.

1. Thuốc tránh thai

Uống estrogen và progestin hàng ngày có thể khôi phục lại sự cân bằng hormone bình thường. Vì vậy giúp điều chỉnh sự rụng trứng. Bên cạnh đó còn làm giảm các triệu chứng như rậm lông quá mức. Thậm chí nó còn có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung.

Thuốc tránh thai hàng ngày có thể khôi phục lại sự cân bằng hormone bình thường
Thuốc tránh thai hàng ngày có thể khôi phục lại sự cân bằng hormone bình thường

2. Điều trị bằng progestin

Uống progestin trong 10 đến 14 ngày mỗi một đến hai tháng. Điều này có thể điều chỉnh chu kì kinh nguyệt của bạn và bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung. Liệu pháp progestin không cải thiện nồng độ androgen và sẽ không tránh thai. Dụng cụ tử cung chỉ chứa progestin hoặc viên uống chỉ chứa progestin là lựa chọn tốt hơn nếu bạn cũng muốn tránh mang thai.

3. Metformin

Metformin là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Nó cũng điều trị hội chứng buồng trứng đa nang bằng cách cải thiện nồng độ insulin. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, metformin cũng có thể làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Đồng thời có thể giúp giảm cân.

4. Clomiphene

Clomiphene (Clomid) là một loại thuốc sinh sản có thể giúp phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có thai. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ sinh đôi và đa thai khác.

5. Thuốc tẩy lông

Một vài phương pháp điều trị có thể giúp loại bỏ lông không mong muốn hoặc ngăn chặn nó phát triển. Kem Eflornithine (Vaniqa) là một loại thuốc kê toa làm chậm sự phát triển của tóc. Triệt lông bằng laser và điện phân có thể loại bỏ những sợi lông không mong muốn trên khuôn mặt và cơ thể bạn.

6. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn để cải thiện khả năng sinh sản nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Đó là một thủ thuật tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng. Thực hiện bằng tia laser hoặc kim được đốt nóng để khôi phục sự rụng trứng bình thường.

Lời khuyên về chế độ ăn uống và lối sống để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Điều trị cho hội chứng buồng trứng đa nang thường bắt đầu bằng cách thay đổi lối sống như giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục.

Giảm cân

Giảm chỉ 5 – 10% trọng lượng cơ thể của bạn cũng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Và giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Bên cạnh đó, giảm cân cũng có thể cải thiện mức cholesterol, giảm tình trạng kháng insulin. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

Ăn kiêng

Các nghiên cứu so sánh chế độ ăn kiêng đã phát hiện nhiều vấn đề quan trọng. Đó là chế độ ăn ít carbohydrate có hiệu quả cho cả giảm cân và giảm nồng độ insulin. Có thể là chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp (với hầu hết carbohydrate từ trái cây, rau và ngũ cốc). Nó giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn chế độ ăn kiêng giảm cân thông thường.

Tập thể dục

Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất ba ngày một tuần. Điều này có thể giúp phụ nữ bị hội chứng này giảm cân. Giảm cân bằng tập thể dục cũng giúp cải thiện sự rụng trứng và nồng độ insulin.

Tập luyện thể dục thường xuyên cũng giúp giảm các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang
Tập luyện thể dục thường xuyên cũng giúp giảm các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang

Tập thể dục thậm chí còn có lợi hơn khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn kiêng cộng với tập thể dục giúp bạn giảm cân nhiều hơn so với can thiệp một mình. Và nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế được sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ.

Hội chứng buồng trứng đa nang là hội chứng gây rối loạn chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Vì vậy khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Thay đổi lối sống là phương pháp điều trị đầu tiên mà các bác sĩ khuyên dùng. Và thực tế cho thấy chúng đem lại hiệu quả điều trị tốt, bao gồm giảm cân và tập thể dục thường xuyên. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu về cách chẩn đoán và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Hãy luôn đồng hành cùng YouMed trong những bài viết tiếp theo nhé!

Xét nghiệm nào giúp hỗ trợ chẩn đoán? Có nên tầm soát ung thư buồng trứng hay không? Nên lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào? vấn đề tình dục, sinh sản sau điều trị ung thư buồng trứng có làm bạn quan tâm?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Polycystic Ovary Syndrome (PCOS): Symptoms, Causes, and Treatmenthttps://www.healthline.com/health/polycystic-ovary-disease

    Ngày tham khảo: 13/07/2020

  2. Polycystic ovary syndrome (PCOS)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pcos/diagnosis-treatment/drc-20353443

    Ngày tham khảo: 13/07/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người