YouMed

Chảy máu lâu cầm: Báo hiệu bạn đang mắc bệnh gì?

bác sĩ đinh gia khánh
Tác giả: Bác sĩ Đinh Gia Khánh
Chuyên khoa: Huyết học - Truyền máu

Chảy máu lâu cầm là một tình trạng có thể khiến chúng ta rất hoang mang. Một số người bệnh, phụ huynh của trẻ hay dùng từ “máu loãng”. Đây liệu báo hiệu bệnh lý gì không, nguy hiểm ra sao và cần chăm sóc như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết này của Bác sĩ Đinh Gia Khánh để hiểu hơn về tình trạng kể trên nhé.

Như thế nào là chảy máu lâu cầm, kéo dài bất thường? 

Bình thường đông máu hoạt động như thế nào?

Khi một vết thương xuất hiện trên cơ thể, hệ thống đông máu sẽ được kích hoạt để đảm bảo người này không bị chảy máu quá nhiều. Quá trình đông máu bao gồm các giai đoạn quan trọng sau: 

  • Mạch máu co lại để hạn chế lượng máu mất. Tốc độ máu tại đây bị giảm cũng khiến tiểu cầu và các yếu tố đông máu dễ tác động hơn. 
  • Tiểu cầu bám lên vị trí tổn thương, tạo mạng lưới, đóng thành cục tiểu cầu để chặn máu mất. 
  • Các yếu tố đông máu, bản chất là các protein của cơ thể. Tham gia hình thành và ổn định cục máu đông. Kết thúc quá trình chảy máu, mô sẽ lành dần và cục máu đông sau đó sẽ bị cơ thể ly giải. 
máu đông
Nhiều yếu tố tham gia để tạo cục máu đông ngăn chặn quá trình chảy máu

Khi nào là bất thường?

Thật ra chúng ta không có một mốc thời gian cụ thể bao lâu được gọi là chảy máu lâu cầm. Tuỳ thuộc vào đặc tính vết thương thì thời gian đông máu sẽ khác biệt. Ví dụ như vết thương sắc bén sẽ lâu lành hơn so với vết thương dập nát, tổn thương mạch máu lớn sẽ khó cầm hơn,… 

Tuy không có mốc thời gian cụ thể, nhưng nếu bạn cảm thấy “bất thường”, máu vẫn tiếp tục chảy dù cho bạn cố gắng cầm, hãy đến ngay cơ sở y tế.

Các dấu hiệu cần lưu ý khi bị chảy máu

Bên cạnh dấu hiệu chảy máu lâu cầm khó chính xác. Chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý các các dấu hiệu mà người bệnh có khả năng bị rối loạn đông máu: 

1. Thuốc bệnh nhân đang sử dụng

Điều này là quan trọng nhất và nhiều trường hợp liên quan nhất. Những bệnh nhân, ví dụ như đặt stent động mạch vành, dự phòng huyết khối, phải sử dụng thuốc kháng đông. Mặt khác, một số thuốc giảm đau khớp, nổi bật là kháng viêm non steroid, làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy, bất kể đang dùng thuốc gì, hãy báo cáo cho bác sĩ để có can thiệp phù hợp.

Các thực phẩm chức năng khác, thuốc bắc hay thuốc nam cũng thể gây ra tình trạng chảy máu lâu cầm.

aspirin
Bệnh nhân đang sử dụng Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu lâu cầm

2. Chảy máu ở nhiều vị trí khác nhau

Nếu bị chảy máu ở một nơi, ví dụ như chảy máu mũi thì nguyên nhân có thể tại chỗ. Nhưng nếu bị từ hai vị trí trở lên, dấu hiệu này cảnh báo có thể có sự bất thường trong vận hành bộ máy đông máu của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh vừa tiểu ra máu, vừa tiêu ra máu,…

3. Tình trạng chảy máu lâu cầm tự khởi phát không có chấn thương

Đây là một dấu hiệu khác, báo hiệu sự bất thường trong quá trình đông cầm máu của cơ thể. Bác sĩ sẽ phải đánh giá và tìm nguyên nhân nền. 

4. Vị trí “bất thường”

Một số vị trí bình thường ít khi chảy máu. Khi có dấu hiệu chảy máu thì cần thiết cảnh giác để tìm nguyên nhân: 

Bệnh nhân bị máu khó đông bị tụ máu trong khớp
Bệnh nhân bị máu khó đông bị tụ máu trong khớp

Nguyên nhân thật sự của tình trạng chảy máu lâu cầm là gì? 

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chảy máu có thể do nhiều nguyên nhân thúc đẩy. Thường gặp nhất là do thuốc bệnh nhân uống hay thực phẩm sử dụng. Các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ chảy máu nổi bật bao gồm: 

1. Bệnh máu khó đông 

Hay còn gọi là bệnh Hemophilia, bệnh này đại đa số gặp ở nam giới. Phần nhiều là do di truyền gen lặn từ mẹ, một số có thể tự phát sinh. Bệnh mức độ nhẹ thì thường sang chấn nặng người bệnh mới chảy máu đáng kể, sinh hoạt bình thường ít bị ảnh hưởng hơn. Trong hình huống nặng, trẻ nhỏ tuổi biết bò, biết nghịch sẽ có biểu hiện với nổi bật là sưng khớp. 

2. Bệnh Von willebrand 

Đây cũng là một bệnh lý phức tạp gây chảy máu. Bệnh này có thể gặp ở cả nữ giới với biểu hiện thay đổi tuỳ thuộc vào thể bệnh. 

3.3. Giảm tiểu cầu 

Các bệnh lý gây giảm tiểu cầu đều làm tăng nguy cơ chảy máu lâu cầm. Ví dụ như xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ xương, bạch cầu cấp,…

4 Bệnh lý gan mật

Các yếu tố làm đông máu chủ yếu là protein được sản xuất ở gan. Do đó bệnh lý gan, đặc biệt là xơ gan sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu lâu cầm vượt trội. Ở bệnh nhân xơ gan, chảy máu là một điều đáng lo ngại và không được coi thường. Một trong số đó là chảy máu đường tiêu hoá do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.

5 Thiếu vitamin K

Vitamin K là thành phần quan trọng để “kích hoạt” nhiều yếu tố đông máu. Một số nguyên nhân như sử dụng kháng sinh kéo dài, hội chứng kém hấp thu ở ruột, rối loạn tiêu hoá, bệnh gan mật,… sẽ làm thiếu vitamin K và có thể gây chảy máu lâu cầm. Đôi khi tình trạng chảy máu này rất nặng nề.

6. Các nguyên nhân khác. 

Các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn, bao gồm: 

  • Rối loạn đông máu nhiều yếu tố, hiếm gặp
  • Suy giảm chức năng tiểu cầu bẩm sinh

Nên xử lý tình huống này như thế nào? 

Mỗi một vị trí chảy máu đặc biệt sẽ có cách hướng dẫn khác nhau. Một số tình huống chúng ta hay xử trí sai ví dụ như: chảy máu cam,… 

  • Chảy máu từ những vết thương sắc nhọn, chúng ta có thể dùng khăn, vải sạch băng ép để giảm thiểu chảy máu,… 
  • Trong các tình huống đặc biệt như trong bệnh máu khó đông. Người bệnh cần nghỉ yên tại chỗ, không cử động, có thể chườm lạnh, băng ép,… 

Các trường hợp này xảy ra thì việc làm cấp thiết sau khi xử lý tạm thời là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp hiệu quả.

Xử lý chảy máu lâu cầm
Đè ép vào vị trí chảy máu bằng vật dụng sạch để ngừng chảy máu

Xem thêm: Chảy máu cam ở trẻ, bạn đã biết cách xử lí?

Bị chảy máu như vậy có nguy hiểm không? 

Đương nhiên sẽ nhiều nguy hiểm nếu mất máu số lượng lớn. Vết thương ở vị trí hiểm như đầu, mặt, cổ, nơi có mạch máu lớn, đặc biệt là động mạch sẽ khiến người bệnh mất một số lượng máu đáng kể trong thời gian ngắn. Đặc biệt là trên nền những bệnh lý huyết học hoặc người bệnh đang dùng thuốc kháng đông. Nếu không xử trí tình trạng máu lâu cầm kịp thời thì có thể trực tiếp đe doạ tính mạng người bệnh.

Tóm lại, chảy máu lâu cầm là một tình trạng cần đặc biệt lưu ý. Mức độ nghiêm trọng sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố làm bệnh nhân dễ chảy máu hơn như thuốc đang sử dụng hoặc bệnh lý nền cũng cần được quan tâm. Khi tình trạng chảy máu trở nên không kiểm soát được, phải nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử trí. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người