YouMed

Chóng mặt khi mang thai: Tips giúp mẹ phòng ngừa hiệu quả

bác sĩ nguyễn trung nghĩa
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Trung Nghĩa
Chuyên khoa: Tâm thần

Chóng mặt là một trong những than phiền phổ biến khi mẹ mang thai. Mẹ sẽ có cảm giác quang cảnh xung quanh quay cuồng xung quanh và ngược lại. Ngoài ra, tình trạng này sẽ khiến mẹ nhìn mờ đột ngột, cơ thể  yếu, và dễ bị té ngã.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến chóng mặt khi mang thai?

1.1 Chóng mặt trong những tháng đầu của thai kỳ:

Nguyên nhân gây ra chóng mặt trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể bao gồm:

1.1.1 Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có liên quan đến hạ huyết áp:

Ngay khi mẹ mang thai, nồng độ nội tiết tố của mẹ thay đổi một phần giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Tình trạng tăng lưu lượng máu này giúp em bé phát triển trong tử cung.

Lưu lượng máu tăng có thể khiến huyết áp của mẹ hạ thấp hơn bình thường.

hạ huyết áp
Lưu lượng máu tăng có thể khiến huyết áp của mẹ hạ thấp hơn bình thường trong lúc mang thai.

Nếu mẹ có cảm giác chóng mặt ở những tháng đầu, nên được nói điều này với bác sỹ ở những lần khám thai. Bác sỹ sẽ kiểm tra huyết áp của mẹ chặt chẽ hơn và loại các nguyên nhân nghiêm trọng khác cũng gây tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng về điều này. Huyết áp thấp không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Thực tế nó sẽ trở về mức bình thương sau khi sinh.

1.1.2 Chứng nôn nghén:

Chứng nôn nghén hay cảm giác buồn nôn, nôn là một trong những khó chịu cực kỳ phổ biến ở mẹ trong những tháng đầu thai kỳ. Thậm chí nếu mẹ có chứng nôn nghén nặng, có thể dẫn đến chóng mặt.

Điều này là do khi cơ thể mẹ nôn quá nhiều, nhưng không bù nước đủ cho cơ thể. Điều này càng làm cho huyết áp giảm hơn và gây ra tình trạng chóng mặt.

om-nghen-khi-mang-thai
Nếu mẹ có chứng nôn nghén nặng, có thể dẫn đến chóng mặt

Để làm giảm bớt tình trạng chóng mặt do chứng nôn nghé nặng, bác sỹ có thể:

  • Đề xuất một chế độ ăn đặc biệt.
  • Trường hợp nôn ói quá nhiều, mẹ có thể sẽ cần nhập viện để truyền thêm dịch vào cơ thể.
  • Kê đơn thuốc làm cho mẹ đỡ buồn nôn hơn.

Một tin vui cho mẹ rằng chứng nôn nghén sẽ không kéo dài quá lâu. Mẹ sẽ giảm dần tình trạng này khi bắt đầu qua 3 tháng giữa thai kỳ.

Xem thêm: Ốm nghén: Những điều cần biết – YouMed

1.1.3 Thai ngoài tử cung:

Thai ngoài tử cung là tình trạng hợp tử không di chuyển đến tử cung và làm tổ trên thành tử cung. Thay vào đó, thai lại phát triển ở ngoài buồng tử cung như: ống dẫn trứng, tai vòi, trong ổ bụng, v.v. Khi phôi thai phát triển, do vị trí không thuận lợi, đến một lúc nào đó phôi thai sẽ vỡ ra và xuất huyết ra bên ngoài. Do tình trạng mất máu nhiều, mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt. Tuy nhiên, tình trạng chóng mặt không xuất hiện đơn thuần, mà còn đi kèm với các biểu hiện khác như: đau bụng dữ dội, ra máu âm đạo bất thường, v.v.

Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung: Dấu hiệu và hướng điều trị – YouMed

1.2 Ở ba tháng giữa thai kỳ:

Thực tế, mẹ có thể vẫn còn chóng mặt do nguyên nhân của ba tháng đầu vẫn còn tồn tại như huyết áp thấp hoặc chứng nôn nghén. Ngoài ra, ở 3 tháng giữa thai kỳ, có thể tồn tại những nguyên nhân khác gây nên tình trạng tương tự. Bao gồm:

1.2.1 Áp lực lên mạch máu từ tử cung:

Khi tử cung càng to ra, sẽ có thể chèn áp lực lên các mạch máu lân cận. Điều này có thể gây nên tình trạng chóng mặt. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn khi vào cuối 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

Ngoài ra, việc nằm ngửa khi tử cung đã to ra đáng kể sẽ càng làm chèn ép các mạch máu. Tư thế nằm không đúng sẽ làm cho chóng mặt trở nên trầm trọng hơn.

Để khắc phục, mẹ nên nằm nghiêng sang một bên với gối ở ở dưới bùng và giữa hai đầu gối sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn.

1.2.2 Đái tháo đường thai kỳ:

Trong quá trình mang thai, nhau thai được kích thích để tạo ra các hormon như  progesterone, HPL, prolactin… giúp thai nhi lớn và phát triển. Chính sự tăng sản xuất các hormon này làm cơ thể mẹ tăng đề kháng insulin. Trong khi insulin là loại hormon cần thiết giúp ổn định lượng đường trong máu.

Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và có xu hướng biến mất sau khi sinh. Chỉ một số ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2.

Trường hợp mẹ nhịn ăn hoặc vô tình để bụng đói quá mức, có thể dẫn đến hạ đường huyết với các triệu chứng như chóng mặt, vã mồ hôi, tay chân bủn rủn, v.v.

đái tháo đường
Hạ đường huyết khi mang thai dẫn đến tình trạng chóng mặt, vã mồ hôi, tay chân bủn rũn

Sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ là bắt buộc vào khoảng tuần thứ 24 – 28 của thời gian mang thai, dù mẹ bầu có tiền sử bệnh hay không.

Nếu mẹ được chẩn đoan có đái tháo đường thai kỳ, bác sỹ sẽ cân nhắc điều trị bổ sung insulin đường tiêm và chế độ dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết trong thời gian mang thai. 

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về tiểu đường trong thai kỳ

1.3 Ở ba tháng cuối thai kỳ:

Nhiều nguyên nhân gây chóng mặt trong ba tháng đầu và giữ có thể gây ra chóng mặt tương tự ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Điều quan trọng là mẹ cần nên tái khám thường xuyên trong ba tháng cuối thai kỳ để theo dõi các nguyên nhân nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây chóng mặt.

Đặc biệt, mẹ cần nghi ngơi hoặc ngồi ngay lập tức khi cơ thể cảm thấy mệt. Điều này sẽ giúp mẹ tránh té ngã, đặc biệt trong 3 tháng cuối mang thai.

Ngoài ra, mẹ không nên đứng dậy đột ngột, mà nên thay đổi tư thế từ từ. Nếu được nên tìm kiếm điểm tựa để bám vào khi đứng lên.  

Không nên đứng quá lâu, mà hãy ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi thường xuyên hơn.

1.4 Chóng mặt trong suốt thai kỳ:

Có một số nguyên nhân có thể gây chóng mặt bất cứ lúc nào trong thai kỳ của mẹ mà không liên quan đến cụ thể trong tam cá nguyệt nào. Chúng có thể bao gồm:

1.4.1 Thiếu máu: 

Khi mang thai, do cần nuôi thêm một thai nhi trong bụng. Nếu mẹ không dinh dưỡng tốt, đặc biệt là khong bổ sung sắt và acid folic. Điều này sẽ làm cho cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu và gây nên thiếu máu.

Thiếu máu khi mang thai sẽ gây ra chóng mặt. Ngoài ra mẹ còn cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, khó thở,v.v.

thiếu mái khi mang thai
Khi mẹ không bổ sung đầy đủ sắt và acid folic khi mang thai sẽ dẫn đến thiếu máu và gây chóng mặt thường xuyên

Vì thế, bổ sung sắt, acid folic là điều quan trọng với mẹ. Thông thường, 2 chất này sẽ bổ sung càng sớm càng tốt ở những tuần đầu thai kỳ.

1.4.2 Mất nước:

Mất nước có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Mẹ có thể dễ dàng bị mất nước do chứng nôn nghén ở ba tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, khi những tháng về sau của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều nước hơn.

Nếu không bổ sung đủ nước trong ngày, mẹ có thể dễ có các biểu hiện như: chóng măt, đau đầu, chuột rút, v.v.  

2. Làm thế nào để phòng ngừa chóng mặt khi mang thai?

Từ những nguyên nhân phổ biến trên, một số tips đơn giản sau sẽ giúp mẹ giảm đi chóng mặt, bao gồm:

2.1 Chú ý tư thế: 

  • Di chuyển từ từ khi mẹ cần đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi.
  • Đi bộ chậm hơn, và mẹ nên nghỉ ngơi thường xuyên hơn.
  • Tránh đứng trong thời gian dài. Mẹ cần di chuyển chậm hoặc ngồi xuống mỗi 1 tiếng/ lần. Trường hợp mẹ cần đứng lâu thường xuyên, vớ nén ở chân, căng chân (còn gọi là vớ y khoa) sẽ giúp lưu thông máu ở phần dưới cơ thể tốt hơn. Vớ còn giúp mẹ phòng ngừa phù chân và giãn tĩnh mạch khi phải thường xuyên đứng lâu trong công việc.
  • Tránh nằm ngửa lưng khi tử cung đã lớn. Thay vào đó, mẹ nên nằm nghiêng. Với một chiếc gối ở hông và ở hai chân sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn.
tư thế ngủ khi mang thai
Sử dụng một chiếc gối ở hông và ở hai chân sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn

2.2 Chú ý đế nhiệt độ môi trường: 

Tránh để cơ thể quá nóng, nơi ở có nhiệt độ phòng mát mẻ. Bởi vì khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, mạch máu trong cơ thể sẽ giãn ra, huyết áo càng thấp hơn so với bình thường. Đặc biệt, khi tắm, không nên tắm nước quá nóng, và ở trong bồn nước nóng quá lâu.

2.3 Dinh dưỡng tốt và vận động thể lực đều đặn: 

  • Chia 6 bữa nhỏ và một số món phụ sẽ tốt hơn thay vì vì ba bữa lớn.
  • Duy trì hoạt động thể chất sẽ giúp lưu thông cơ thể tốt hơn. Các hoạt động tốt bao gồm đi bộ, bơi lội và yoga trước khi sinh đều là những bài tập tuyệt vời.
  •  Uống nhiều nước, đặc biệt là vào đầu ngày. Theo khuyến cáo mẹ nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.  
uống đủ nước khi mang thai
Uống đủ nước giúp phòng ngừa chóng mặt
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như đậu, thịt đỏ, rau lá xanh và trái cây khô. Đồng thời bổ sung sắt hoặc vitamin trước khi sinh theo khuyến nghị của bác sỹ.
bổ sung sắt khi mang thai
Bổ sung sắt và acid folic càng sớm càng tốt và theo khuyến nghị của bác sỹ

3. Mẹ cần khám bác sỹ khi nào? 

Nếu mẹ có dấu hiệu chóng mặt, nên được báo với bác sỹ ở những lần hẹn gặp tái khám. Bác sỹ sẽ kiểm tra xem liệu tình trạng này là lành tính hay tìm tàng những nguyên nhân nghiêm trọng khác. Đặc biệt nếu mẹ có kèm theo đau bụng dữ dội, ra huyết âm đạo, chóng mặt nặng như muốn ngất xỉu, nhìn mờ, nói kém, hoặc kèm đau ngực, đánh trống ngực, Mẹ cần tìm kiếm đến cơ sowe Sản phụ khoa gần nhất để được theo dõi, tìm nguyên nhân, và điều trị kịp thời.

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này. Nếu có, hãy nói cho bác sỹ biết về vấn đề của mẹ. Nếu cần, bác sỹ có thể cân nhắc đưa ra một số xét nghiệm cần thiết để theo dõi và đảm bảo mẹ và em bé đều khỏe mạnh. Bác sỹ cũng có thể giúp mẹ tìm ra cách giảm triệu chứng này, tùy thuộc vào nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ nên tránh đứng lâu, khi nằm hoặc ngủ nên nằm nghiên về một bên và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Đây sẽ là những phương pháp hữu hiệu giúp mẹ giảm đi tình trạng chóng mặt trong thời gian mang thai.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Mayoclinic (2018), part 5: Symptoms guide. Guide to a Healthy Pregnancy, Second Edition.
  • Valinda Riggins Nwadike, MD, MPH (2019), healthline, “What Causes Dizziness in Pregnancy?”, đăng nhập 21/05/2020 tại website https://www.healthline.com/health/pregnancy/dizziness-in-pregnancy
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người