Chứng mất ngôn ngữ Aphasia: đặt câu hỏi cho bác sĩ sao cho đúng?
Nội dung bài viết
Khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để thăm khám về chứng Chứng mất ngôn ngữ, bạn có biết bản thân nên chuẩn bị gì chưa? YouMed sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích thông qua một số bí kíp dưới đây.
Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám
Nếu bệnh nhân bị khó khăn hay mất hoàn toàn khả năng sử dụng và tiếp nhận ngôn ngữ bởi cơn đột quỵ hay do chấn thương đầu, trước hết phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Đồng thời, hãy mang theo thuốc hay các thực phẩm chức năng mà bệnh nhân đang dùng. Nếu đã có hẹn khám từ trước, bệnh nhân có thể cần một người bạn hỗ trợ để đưa tới phòng khám của bác sĩ.
Một số câu hỏi bệnh nhân cần hỏi bác sĩ gồm:
- Nguyên nhân gì gây nên chứng khó nói đó?
- Có cần làm xét nghiệm hay kiểm tra gì không?
- Bệnh này chỉ là tạm thời hay kéo dài?
- Những biện pháp nào để điều trị và bác sĩ khuyên nên dùng phương pháp nào?
- Có thể cần những liệu pháp hỗ trợ gì thêm không? Như chuyên viên trị liệu ngôn ngữ hay người hỗ trợ y tế tại nhà?
- Có phương pháp nào giúp người thân hiểu và giao tiếp với người bệnh không?
Bác sĩ khám Chứng mất ngôn ngữ sẽ hỏi bạn những gì?
Người thân đi cùng bệnh nhân có thể giúp bác sĩ bằng cách cung cấp thông tin mà bác sĩ cần.
Một số câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi bạn như sau:
- Những triệu chứng bạn mắc phải xảy ra từ khi nào?
- Bạn có hiểu người xung quanh đang nói gì hay không?
- Người khác có hiểu bạn hay không?
- Chứng khó nói này là liên tục hay nó chỉ thoáng qua, xuất hiện rồi biến mất?
- Bạn có chú ý những thay đổi trong cách bạn nói không? Cách bạn chuyển động hàm, lưỡi và môi để tạo ra âm thanh, hoặc âm giọng của bạn có thay đổi gì không?
- Bạn có thấy sự thay đổi trong khả năng đọc hiểu hay khả năng nói hoặc viết không?
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp cho bệnh nhân mắc Chứng mất ngôn ngữ có được một buổi hẹn khám hiệu quả hơn. Hy vọng với sự giúp đỡ của YouMed, bệnh nhân sẽ thấy yên tâm và hài lòng trước khi đến khám.
Biên dịch: Võ Thị Trúc Ly
Mời bạn tham khảo thêm:
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.