Bật mí bí mật cơ chế thuốc giảm đau cần biết
Nội dung bài viết
Có rất nhiều nhóm thuốc giảm đau có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng mục đích đều nhằm để kiểm soát cơn đau do viêm, phản ứng với tổn thương mô hoặc tác nhân hóa học hay mầm bệnh (trong đau cảm thụ) hoặc tổn thương thần kinh (trong đau thần kinh). Vậy mỗi thuốc hoạt động cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau không steroid
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid còn được gọi là NSAIDs. Trong nhóm này gồm các thuốc như:
Thuốc hoạt động bằng cách làm suy yếu và giảm mức độ của các chất trung gian hóa học – prostaglandin. Đây là chất được tạo ra trong quá trình viêm. Từ đó, giúp làm giảm các triệu chứng đau, sưng và đỏ.
Cụ thể hơn về cơ chế thuốc giảm đau NSAIDs:
Ức chế enzym cyclo-oxygenase – thành phần không thể thiếu trong quá trình tổng hợp prostaglandin.
Khi bị nhiễm trùng, tác động của prostaglandin lên vùng dưới đồi sẽ dẫn đến nhiệt độ cơ thể cao hơn.
Và khi đó, NSAID sẽ làm suy yếu quá trình sản xuất prostaglandin. Từ đó khiến nhiệt độ giảm về mức bình thường.
Ngoài ra, NSAID không chỉ ức chế sản xuất prostaglandin tại chỗ mà còn trên khắp cơ thể. Do vậy, có thể gây ra các phản ứng phụ ở các mô/ hệ thống khác của cơ thể như trên đường tiêu hóa với các triệu chứng:
- Khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy.
- Thậm chí có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu.
- Không những vậy, có thể gây phát ban, nhạy cảm với ảnh sáng, co thắt phế quản, chóng mặt và tiểu ra máu.
Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc Paracetamol hay còn được gọi là acetaminophen. Mặc dù đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất nhưng cơ chế thuốc giảm đau paracetamol vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp
Một số giả thiết về paracetamol đó là thuốc hoạt động trên COX 3. Đây là một loại COX được phát hiện gần đây có trong não và tủy sống. Và Paracetamol chủ yếu có tác dụng chống nhiệt, cụ thể sẽ làm giảm mức độ prostaglandin ở vùng dưới đồi. Từ đó, thuốc làm giảm đau. Tuy nhiên, thuốc không can thiệp vào COX 2 và không ảnh hưởng đến các thành phần khác của chứng viêm (như tình trạng sưng và đỏ).
Do thuốc giảm đau paracetamol không có tác dụng với COX – 1 ở liều điều trị nên ít gây ra tác dụng phụ.
- Liều điều trị tối đa khuyến cáo hàng ngày của paracetamol cho người lớn là 4 g (8 viên nén hàm lượng 500 mg).
- Lưu ý, Paracetamol gây độc cho gan chỉ khi sử dụng gấp 2 – 3 lần liều điều trị, gây tình trạng viêm gan cấp và hoại tử tế bào gan.
Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Aspirin
Thuốc giảm đau Aspirin còn được gọi là axit acetylsalicylic.
Cơ chế thuốc giảm đau Aspirin được biết đến như sau:
- Thromboxanes là chất trung gian gây viêm có nguồn gốc từ tiểu cầu. Thành phần này gây co mạch và kết tập các tiểu cầu dẫn đến đông máu.
- Khi đó, aspirin ức chế sản xuất các enzyme COX 2 và cũng cần thiết cho việc sản xuất thromboxan. Từ đó, giúp ức chế sự kết tập tiểu cầu và cục máu đông, dẫn đến việc sử dụng thuốc Aspirin trong điều trị và dự phòng bệnh tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim.
Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau tổng hợp
Thuốc giảm đau tổng hợp được sử dụng trong các trường hợp đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình mà không đáp ứng với thuốc giảm đau ban đầu.
Đây là sự kết hợp của từ 2 loại thuốc giảm đau/ viên thuốc. Chúng thường bao gồm codeine và aspirin hoặc paracetamol. Dưới đây là một số ví dụ về thuốc giảm đau phối hợp như:
Co-codamol và co-dydramol
- Viên thuốc chứa codeine và paracetamol trong các công thức khác nhau (8/500, 10/500, 15/500, 30/500).
- Trong đó số đầu tiên đề cập đến lượng codeine và số thứ hai chỉ paracetamol.
Co-codaprin
- Đây là sự kết hợp của codein phosphat (8 mg) với aspirin (400 mg).
Tramacet
- Thuốc chứa liều thấp (37,5 mg) tramadol opioid mạnh kết hợp với liều giảm của paracetamol (325 mg).
Lưu ý, thuốc giảm đau phối hợp có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với NSAID (ibuprofen). NSAID, paracetamol và opioid giảm đau thông qua các cơ chế khác nhau. Chính vì thế, sử dụng cùng nhau có thể cải thiện hiệu quả giảm đau.
Cần lưu ý là thuốc giảm đau tổng hợp có chứa codeine có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn, táo bón.
- Cảm giác buồn ngủ (cần lưu ý trên những người cần lái xe hoặc vận hành máy móc như một phần công việc hàng ngày).
Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau opioid
Thuốc giảm đau opioid là thuốc giảm đau loại mạnh, được chỉ định trong các cơn đau với mức độ dữ dội.
Thuốc có nguồn gốc từ morphine, là thuốc giảm đau mạnh nhất và hiệu quả nhất hiện có. Cấu trúc phân tử tương tự như opioid nội sinh (β-endorphine, dynorphin và enkephalin). Do đó, thuốc cũng tạo ra tác dụng tương tự
Thuốc giảm đau opioid hoạt động trong hệ thần kinh trung ương bằng cách liên kết với các thụ thể opioid ở màng trước và sau khớp thần kinh. Từ đó, giúp ngăn chặn sự truyền dẫn truyền thần kinh qua khớp thần kinh, ngăn chặn hoặc làm giảm cảm giác đau.
Các thuốc trong nhóm bao gồm:
- Morphin.
- Oxycodone.
- Codein.
- Tramadol.
- Buprenorphine.
- Fentanyl.
Một số tác dụng phụ sau khi dùng thuốc là buồn ngủ và chóng mặt và sử dụng kéo dài có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, vô sinh và trầm cảm. Tránh dừng thuốc đột ngột mà nên hạ liều từ từ.
Tóm lại, cảm giác đau đớn là cảm giác vô cùng khó chịu mà ai cũng đã từng gặp phải. Khi đó, thuốc giảm đau là cách thức để cải thiện triệu chứng.
Việc hiểu rõ về thuốc giảm đau hoạt động như thế nào sẽ giúp lựa chọn thuốc đúng cơ chế tác dụng cũng như đạt hiệu quả giảm đau và hơn hết là tránh quá liều thuốc giảm đau hay tối thiểu các tác dụng không mong muốn kèm theo. Tránh sử dụng thuốc vô ý, tránh lạm dụng thuốc mà hãy dùng theo chỉ định của bác sĩ nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Paracetamol (Acetaminophen): mechanisms of actionhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18811827/
Ngày tham khảo: 09/04/2021
-
NSAIDs: Pharmacology and mechanism of actionhttps://www.uptodate.com/contents/nsaids-pharmacology-and-mechanism-of-action
Ngày tham khảo: 09/04/2021
-
Opioids - mechanisms of actionhttps://www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/opioids-mechanisms-of-action
Ngày tham khảo: 09/04/2021
-
Aspirin: Mechanism of action, major toxicities, and use in rheumatic diseaseshttps://www.uptodate.com/contents/aspirin-mechanism-of-action-major-toxicities-and-use-in-rheumatic-diseases
Ngày tham khảo: 09/04/2021