YouMed

Có nên nằm than sau sinh không?

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Để chào đón một “sinh linh” ra đời, người phụ nữ đã trải qua vô vàng khó khăn. Hơn thế nữa, thời điểm sinh nở, người phụ nữ tốn nhiều sức lực và gặp nhiều nguy hiểm như sinh khó, mất máu. Do đó, theo quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ sau sinh rất yếu, dễ cảm lạnh nên cần được nằm than và đồng thời cũng để tránh những bệnh xương khớp về già. Vậy quan niệm nằm than hay xông hơi sau sinh của ông bà ta đối với hiện nay còn phù hợp hay không?

1. Tác hại của nằm than sau sinh

1.1. Ngộ độc carbon monoxide (CO) và carbon dioxide (CO2)

Khi than được cháy lên sẽ tạo ra CO và CO2. Đặc biệt khí carbon monoxide (CO) đây là khí có khả năng cạnh tranh rất mạnh với Oxy trong cơ thể. Điều này dẫn đến cơ thể thiếu Oxy trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong

Những dấu hiệu ngộ độc CO cần biết

Ngộ độc carbon monoxide (CO) có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những trường hợp đang ngủ. Những người này có thể tổn thương não không hồi phục hoặc thậm chí chết trước khi có bất kì dấu hiệu nào xảy ra.

Đối với trẻ vừa mới sinh, trẻ thường thở nhanh hơn người lớn. Do đó trẻ càng dễ ngộ độc hơn người lớn.

nằm than sau sinh
Chú thích: các dấu hiệu ngộ độc carbon monoxide (CO)
Biến chứng khi ngộ độc carbon monoxide (CO)

Tùy vào mức độ và thời gian tiếp xúc, ngộ độc carbon monoxide (CO) có thể gây ra

  • Tổn thương não vĩnh viễn
  • Tổn thương tim, có thể dẫn dến biến chứng đe doạn tính mạng
  • Tử vong

1.2. Bỏng do nằm than sau sinh

Nhiệt độ từ bếp than thường tỏa ra không đều và vị trí đặt bếp than thường dưới gầm giường. Do đó mẹ và bé rất dễ bị bỏng. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khiến bé bị bỏng nặng và có thể để lại nhiều di chứng về sau.

nằm than
Chú thích: bé 13 ngày tuổi, bị bỏng nặng và nhiễm trùng huyết do nằm than

Để bếp than lâu trong nhà có thể gây lửa bén lên chăn, gối, rèm cửa gây hỏa hoạn cho gia đình.

1.3. Thay đổi thân nhiệt của bé

Nhiệt độ của than không phải lúc nào cũng như nhau, có lúc nóng hừng hực, có lúc lại nguội lạnh. Điều này không những làm cho bé dễ bị bỏng mà còn làm cho thân nhiệt của bé thay đổi thất thường, dễ bị bệnh hơn nữa. Còn đối với mẹ, thay đổi nhiệt độ thất thường sẽ khiến cho người mẹ dễ mệt mỏi và cơ thể yếu hơn nữa.

1.4. Bệnh về da do nằm than sau sinh

Khi than bốc cháy sẽ tạo ra các mụi than. Các mụi than này có thể dính vào cơ thể của bé gây bít các lỗ chân long. Điều này khiến cho bé không thoát được mồ hôi, dễ bị các bệnh về da như rôm, sẩy, thậm chí nặng có thể gây nhiễm trùng da. Nhiễm trùng ở những tháng đầu sau sanh rất dễ gây đến nhiễm trùng máu và tử vong.

nằm than
Chú thích: bụi than có thể gây rôm, sẩy cho bé

2. Những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do nằm than sau sinh

Ngày 18-2, TS-BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy cho biết trong vòng hai tháng qua BV tiếp nhận năm sản phụ bị bỏng nghiêm trọng do nằm than sau sinh.

Gần đây nhất là trường hợp của sản phụ PTG (32 tuổi, ngụ Bình Thuận). Vào ngày 13-2, chị G. được chuyển từ BV đa khoa Bình Thuận đến BV Chợ Rẫy trong tình trạng ngất xỉu, bỏng nhiều chỗ ở hai tay và vai.

Thời điểm nhập viện, chị G. vừa mới sinh được năm ngày. Theo người nhà kể lại, chị đang nằm than sưởi ấm sau sinh thì chiếc mền rớt vào thùng than gây cháy và phỏng. Chị G. được chẩn đoán phỏng 5% độ 3 ở tay trái, vai trái, tay phải cũng bị phỏng nhẹ. Dự kiến còn phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép da tiếp theo.

nằm than
Chú thích: chị G với nhiều vết bỏng sâu ở tay và vai

Trước đó, vào ngày 8-1, sản phụ TTVC (31 tuổi, ngụ Kiên Giang) cũng được chuyển đến BV Chợ Rẫy để điều trị phỏng do nằm than.

Cụ thể, vào ngày 7-1, sau sinh được năm ngày, chị C. được người nhà phát hiện bị phỏng, nằm mê man trong phòng, bên cạnh là thùng than đang bốc cháy nên đưa vào BV Kiên Giang. Chị C. được đặt nội khí quản và chuyển lên BV Chợ Rẫy.

Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bà mẹ về những nguy hại khi nằm than.

nằm than

3. Những phương pháp thay thế nằm than

Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, chúng ta có rất nhiều cách giúp giữ ấm cho mẹ và bé an toàn hơn mà không cần đến than củi như:

3.1. Mặc đồ ấm

Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, đi vớ, mang bao tay. Tuy nhiên tùy theo mùa và tùy theo địa phương mà có cần mặc đồ ấm không. Ví dụ như mùa khô ở miền nam rất nóng, thì không cần mặc áo ấm nữa.

3.2. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Điều quan trọng nhất của người phụ nữ sau sanh không phải nằm than và kiêng cữ, mà là ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bởi sau một quá trình mang thai và sinh mở, cơ thể người phụ nữ yếu đi nhiều và có thể mất nhiều máu. Để cơ thể hồi phục chính là ăn uống đầy đủ và hợp lý. Khi người phụ nữ được ăn uống đủ chất thì mới đủ sức khỏe và đủ sữa để nuôi con.

>> Có thể bạn quan tâm: Uống nước dừa trong thai kỳ, lợi hay hại?

3.3. Sử dụng các thiết bị

Sử dụng các thiết bị sưởi hoặc máy điều hòa nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

3.4. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Sau khi sinh các chị em cần giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm gội, nên tắm gội bằng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm gội. Chứ không nên kiêng cữ tắm gội như xưa. Bởi nếu không vệ sinh sạch sẽ dễ bị nhiễm trùng vế cắt hoặc âm đạo.

nằm than sau sinh

3.5. Vận động sớm

Việc vận động sớm sau sinh cũng giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động và làm ấm cơ thể. Từ đó giúp khí huyết lưu thông, nhiệt độ ổn định và cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn.

>> Tìm hiểu thêm: Thai to liệu có phải là tốt?

Tục lệ nằm than sau sinh đã không còn phù hợp. Có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm đến mẹ và bé. Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh tỉnh cho các bà mẹ nên ngưng việc nằm than sau sinh.

Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/san-phu-sau-sinh-co-nen-nam-xong-than-khong/
  • https://www.cdc.gov/co/faqs.htm
  • https://plo.vn/suc-khoe/5-san-phu-bong-nang-do-nam-than-sau-sinh-890455.html
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/carbon-monoxide/symptoms-causes/syc-20370642
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người