YouMed

Bác sĩ y học cổ truyền giải đáp câu hỏi có nên tắm sau khi giác hơi

bác sĩ NGUYỄN VŨ THU THẢO
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Vũ Thu Thảo
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Giác hơi là một phương pháp điều trị trong Đông Y. Khi thực hiện phương pháp này, có một số chú ý mà bạn cần biết. Hãy cùng YouMed tìm lời giải cho câu hỏi Có nên tắm sau khi giác hơi hay không qua bài viết sau đây.

Tổng quan về phương pháp giác hơi

Liệu pháp giác hơi có trong Y học Phương Đông ngày xưa. Trong đó, bác sĩ trị liệu đặt những chiếc cốc chuyên dụng lên da trong vài phút để tạo lực hút. Nhằm giúp giảm đau, giảm viêm, tăng cường lưu thông máu, thư giãn và xem nó như một loại massage mô sâu.

Phân loại giác hơi

Có các loại giác hơi khác nhau:

  • Giác hơi “khô”
  • Giác hơi “ướt”

Trong cả hai loại giác hơi, bác sĩ trị liệu sẽ đốt một chất dễ cháy như rượu, thảo mộc hoặc giấy trong cốc. Khi lửa tắt, họ đặt chiếc cốc úp ngược lên da. Khi không khí bên trong cốc nguội đi, tạo ra môi trường chân không. Nó hút da bạn vào trong cốc và khi mạch máu giãn nở, da sẽ có màu đỏ. Thường để cốc trong tối đa 3 phút.

Giác hơi là một trong những hỏa liệu pháp
Giác hơi là một trong những hỏa liệu pháp

Tác dụng của phương pháp giác hơi

Giác hơi có tác dụng gì? Một báo cáo, đăng tải trên Tạp chí Y học Cổ truyền (2015), cho thấy giác hơi giúp điều trị mụn trứng cá, herpes zoster và giảm đau.

Tương tự như báo cáo năm 2012, được xuất bản trên PLoS One. Các nhà nghiên cứu Úc và Trung Quốc đã xem xét 135 nghiên cứu về giác hơi. Họ kết luận rằng liệu pháp giác hơi có hiệu quả như khi bệnh nhân nhận phương pháp điều trị khác, (chẳng hạn như châm cứu hoặc thuốc), đối với các bệnh như:

Hiệp hội giác hơi Anh nói rằng liệu pháp giác hơi được sử dụng để điều trị:

  • Rối loạn máu như thiếu máu và máu khó đông
  • Các bệnh thấp khớp như viêm khớp và đau cơ xơ hóa
  • Rối loạn sinh sản và phụ khoa
  • Các vấn đề về da như chàm và mụn trứng cá
  • Huyết áp cao
  • Chứng đau nửa đầu
  • Lo lắng và trầm cảm
  • Tắc nghẽn phế quản do dị ứng và hen suyễn
  • Suy tĩnh mạch

Giác hơi dùng để thư giản, massage sâu dưới lớp cơ
Giác hơi dùng để thư giản, massage sâu dưới lớp cơ

Có nên tắm sau khi giác hơi?

Lí do bạn không nên tắm sau khi giác hơi là vì lỗ chân lông đã mở ra ở nơi đặt các cốc silicone hút. Da ở đó nhạy cảm hơn bình thường. Tắm nước nóng sẽ khiến da bị tổn thương và làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy không nên tắm nước nóng.

Vậy còn tắm nước lạnh thì sao? Tương tự, lỗ chân lông mở ra, cơ thể dễ bị tà khí xâm nhập. Khi tắm nước lạnh, bạn dễ bị cảm lạnh hơn bình thường.

Vậy nên chờ bao lâu sau giác hơi thì tắm được?

Thông thường, bạn nên đợi 3 giờ sau khi giác hơi, tốt hơn hết là càng lâu càng tốt. Vì sau 3h, thì vùng da chỗ giác hơi sẽ giảm bớt tình trạng viêm và nhạy cảm, đồng thời lỗ chân lông cũng kịp đóng lại.

Những điều cần kiêng kị khi giác hơi

Trước khi giác hơi

  • Chọn môi trường kín gió, lưu thông không khí đầy đủ
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ dụng cụ y tế khi giác hơi

Trong quá trình giác hơi

  • Người bệnh lựa chọn tư thế để mình thoải mái và tiện lợi nhất để bộc lộ vùng cần được giác hơi
  • Chọn nơi có cơ bắp dày và lớp mỡ dưới da vừa phải làm vị trí giác hơi
  • Tuyệt đối không giác hơi ở vùng có mạch máu nông, vùng của tim, vùng da nhão có nhiều nếp nhăn, vùng da quá mỏng, có sẹo.
  • Nếu vẫn còn dấu vết giác hơi cũ, không giác hơi lại vị trí cũ

Sau khi giác hơi

  • Lau sạch vùng da giác hơi sau khi tháo cốc.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ dụng cụ giác hơi bằng cồn y tế.
  • Tránh tắm vòi sen càng lâu càng tốt.
  • Không nên tắm sau khi giác hơi với nước quá lạnh hoặc quá nóng
  • Uống nhiều nước sau đó để giúp đào thải các chất độc
  • Tránh thực hiện các bài tập thể dục mạnh ngay sau đó.
  • Nên nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể.

Nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi thực hiện liệu pháp này
Nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi thực hiện liệu pháp này

Không chỉ định giác hơi trong các trường hợp nào?

Liệu pháp giác hơi không được khuyến khích cho tất cả mọi người. Cần hết sức thận trọng đối với các nhóm sau:

  • Trẻ em. Trẻ em dưới 4 tuổi không nên điều trị giác hơi. Trẻ lớn hơn chỉ nên điều trị trong thời gian rất ngắn.
  • Người lớn tuổi. Da trở nên mỏng manh hơn khi ta lớn tuổi. Bất kì liệu pháp nào cũng có thể có tác dụng phụ nên cẩn trọng.
  • Người đang mang thai. Tránh giác hơi vùng bụng và thắt lưng
  • Những người đang hành kinh.
  • Không sử dụng giác hơi nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu.

Cũng tránh giác hơi nếu bạn có:

  • Cháy nắng
  • Một vết thương
  • Vết loét da
  • Chấn thương gần đây

Khi nào cần gặp bác sĩ cần lưu ý điều gì?

Bạn nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này.

Nếu bạn chọn thử giác hơi như một phần của điều trị, hãy thảo luận về quyết định của bạn với bác sĩ. Tiếp tục thăm khám bác sĩ thường xuyên liên quan đến tình trạng của bạn để có được lợi ích tốt nhất.

Khi thực hiện giác hơi, sẽ có một số tác dụng phụ như sau, mà bạn cần biết:

  • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt trong quá trình điều trị.
  • Đổ mồ hôi hoặc buồn nôn.
  • Sau khi điều trị, vùng da xung quanh vành cốc có thể bị kích ứng và có hình tròn. Bạn cũng có thể bị đau tại các vị trí da bị rạch chích lễ
  • Nhiễm trùng luôn là một nguy cơ sau khi trải qua liệu pháp giác hơi. Rủi ro là nhỏ và thường tránh được nếu bác sĩ thực hiện đúng làm sạch da và kiểm soát nhiễm trùng trước và sau buổi trị liệu.
  • Sẹo da
  • Bầm tím
  • Dụng cụ dùng nên dùng riêng vì viêm gan B có thể lây qua đường máu nếu dụng cụ không sạch

Tóm lại, liệu pháp giác hơi được sử dụng nhiều trong đời sống. Bài viết đã cùng chúng ta giải đáp thắc mắc liệu có nên tắm sau khi giác hơi hay không. Sau khi giác hơi, bạn nên đợi ít nhất là 3h thì mới đi tắm. Không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để tắm. Trước khi thực hiện nó, nên cho bác sĩ điều trị của bạn được biết về ý định của mình. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông Y về các phương pháp cổ truyền này. Chúc các bạn đã có thêm thông tin hữu ích về giác hơi trong bài viết này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Cupping Therapyhttps://www.webmd.com/balance/guide/cupping-therapy

    Ngày tham khảo: 05/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người