YouMed

Cơn tăng huyết áp kịch phát (ác tính) có nguy hiểm không?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Cơn tăng huyết áp kịch phát là một trong những trường hợp cấp cứu, cần được xử trí nhanh chóng. Vậy thì tình trạng cấp cứu này có nguyên nhân do đâu? Mức độ nguy hiểm ra sao? Có biện pháp nào để phòng ngừa hay không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô giải đáp qua bài viết sau đây.

Cơn tăng huyết áp ác tính là gì?

Cơn tăng huyết áp ác tính hay cơn tăng huyết áp kịch phát là một tình trạng huyết áp tăng ở mức độ cấp cứu. Tăng huyết áp được chẩn đoán nếu một hoặc cả hai triệu chứng sau đây xảy ra:

  • Huyết áp tâm thu >130 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương 80 mmHg. (Theo Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017).

Tuy không phổ biến nhưng một số người bị tăng huyết áp có thể có huyết áp tăng cao nhanh chóng trên 180/120 mmHg. Đây được gọi là cơn tăng huyết áp kịch phát hay cơn tăng huyết áp ác tính.

Nếu một bệnh nhân có huyết áp tăng cao từ 180/120 mmHg trở lên sẽ tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng phức tạp. Đặc biệt là những biến chứng liên quan đến não, tim, thận, mắt,… Đây được gọi là những trường hợp cấp cứu tăng huyết áp kịch phát.

Cơn tăng huyết áp kịch phát là gì?
Cơn tăng huyết áp kịch phát là gì?

Tăng huyết áp kịch phát cần được chăm sóc y tế ngay tức thì. Các triệu chứng diễn biến cấp tính cho thấy cơ quan đích đang bị tổn thương. Nếu người bệnh không được điều trị cấp cứu kịp thời, người ấy có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

Tăng huyết áp ác tính có nguy hiểm không?

Cơn tăng huyết áp kịch phát không được điều trị sẽ có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, có thể nói tăng huyết áp kịch phát luôn tiềm ẩn những sự nguy hiểm không thể lường trước được. Các biến chứng của tăng huyết áp ác tính có thể bao gồm:

  • Bóc tách động mạch chủ. Tình trạng này được khái quát là sự vỡ đột ngột của động mạch chính rời khỏi tim.
  • Hôn mê.
  • Phù phổi cấp, có thể dẫn đến suy hô hấp.
  • Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Suy tim.
  • Đột quỵ.
  • Suy thận cấp.
Biến chứng xuất huyết não
Biến chứng xuất huyết não

Yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát

Yếu tố dịch tễ

Tăng huyết áp ác tính khá hiếm gặp. Khoảng 1% những người có tiền sử tăng huyết áp sẽ xảy ra cơn tăng huyết áp kịch phát. Một người sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn nếu bạn là nam giới. Hoặc là người Mỹ gốc Phi, hoặc người có địa vị kinh tế xã hội thấp (mức sống thấp). Khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe kém cũng làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp kịch phát.

Yếu tố cơ thể và bệnh lý

Trong rất nhiều trường hợp, huyết áp cao thường xuyên là yếu tố nguy cơ chính gây ra tính trạng tăng huyết áp ác tính. Uống không đúng và đủ thuốc hạ áp cũng có thể gây ra bệnh cảnh này. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Bệnh mạch máu collagen, điển hình như xơ cứng bì.
  • Bệnh thận cấp hoặc mạn.
  • Tổn thương tủy sống.
  • U tuyến thượng thận.
  • Sử dụng một số loại thuốc. Chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc có chứa chất ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs).
  • Sử dụng chất ma túy kích thích. Chẳng hạn như Amphetamin, Cocain,…

Tăng huyết áp ác tính điều trị như thế nào?

Tăng huyết áp ác tính là một tình trạng cấp cứu. Cấp cứu tăng huyết áp kịch phát cần được xử trí một cách chính xác và kịp thời. Tốt nhất, người bệnh nên được điều trị tại bệnh viện, thường là ở khoa chăm sóc đặc biệt.

Các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu hoặc hồi sức tích cực sẽ đánh giá các triệu chứng và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Mục đích là để đưa ra quyết định kế hoạch điều trị nào là tốt nhất cho người bệnh. Mục tiêu của việc điều trị là hạ huyết áp một cách nhanh chóng và thận trọng.

Cấp cứu tăng huyết áp kịch phát
Cấp cứu tăng huyết áp kịch phát

Người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc hạ áp truyền qua đường tĩnh mạch. Đây là biện pháp điều trị tăng huyết áp kịch phát nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi huyết áp ở mức an toàn, người bệnh có thể chuyển sang thuốc dạng uống.

Riêng phương pháp lọc máu được chỉ định cho những bệnh nhân bị suy thận. Ngoài ra, tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể của người bệnh và các nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ác tính cụ thể. Từ đó, các bác sĩ sẽ quyết định tiến hành các phương pháp điều trị khác.

Phòng ngừa tăng huyết áp kịch phát

Phòng ngừa chung tình trạng tăng huyết áp kịch phát

Một số trường hợp cấp cứu tăng huyết áp kịch phát có thể được phòng ngừa. Nếu bạn bị tăng huyết áp, điều quan trọng hơn hết là bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Đồng thời uống thuốc điều trị tăng huyết áp đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh theo lời khuyên của bác sĩ.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà
Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà

Đảm bảo điều trị những vấn đề sức khỏe hiện tại có nguy cơ cao gây tăng huyết áp cấp cứu. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời nếu phát hiện huyết áp của mình tăng cao đột ngột. Tranh thủ thời gian càng sớm, các cơ quan nội tạng của bạn sẽ càng ít nguy cơ bị tổn thương.

Một số mẹo giúp ổn định huyết áp, hạn chế nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp kịch phát

Sau đây là một số mẹo giúp ổn định huyết áp được các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh:

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Đó là tăng cường chất xơ như rau củ quả, hạn chế thức ăn chứa mỡ động vật và chất béo bão hòa.
  • Hạn chế lượng muối ăn vào hàng ngày. Người bị tăng huyết áp tốt nhất không nên ăn quá mặn.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giữ cân nặng phù hợp, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Quản lý căng thẳng tâm lý.
  • Bỏ thói quen thuốc lá .
  • Hạn chế các thức uống có cồn.
  • Thường xuyên tự kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cơn tăng huyết áp kịch phát. Qua đó, người bệnh cũng như những người thân của người bệnh tăng huyết áp cần quan tâm hơn đến bệnh lý này. Không nên chủ quan để không xảy ra những biến chứng nghiêm trọng đáng tiếc.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. High Blood Pressure Symptoms and Causeshttps://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm#:~:text=High%20blood%20pressure%2C%20also%20called,blood%20pressure%20(or%20hypertension).

    Ngày tham khảo: 19/07/2021

  2. Malignant Hypertensionhttps://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/what-is-malignant-hypertension#:~:text=Malignant%20hypertension%20is%20extremely%20high,treated%20as%20a%20medical%20emergency.

    Ngày tham khảo: 19/07/2021

  3. What Is Malignant Hypertension (Hypertensive Emergency)?https://www.healthline.com/health/malignant-hypertension#causes

    Ngày tham khảo: 19/07/2021

  4. Malignant hypertension: does this still exist?https://www.nature.com/articles/s41371-019-0267-y

    Ngày tham khảo: 19/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người