YouMed

Suy tim: Trạm dừng cuối cùng của các bệnh về tim

Bác sĩ LỮ THỊ HỒNG VÂN
Tác giả: Bác sĩ Lữ Thị Hồng Vân
Chuyên khoa: Lão khoa, Tim mạch

Suy tim là căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi già. Bệnh không có biện pháp điều trị triệt để, chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về bệnh suy tim, để có chế độ điều trị phù hợp giảm thiểu tác hại bệnh mang lại.

Bệnh suy tim được hiểu như thế nào?

Suy tim là một thuật ngữ mô tả tình trạng làm việc suy yếu của tim. Tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu cung cấp cho các cơ quan. Khi lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim sẽ giãn ra, tăng sinh cơ tim hoặc bơm nhanh hơn. Mạch máu hẹp và cơ thể sẽ ngưng cung cấp máu tới các cơ quan và mô ít quan trọng hơn. Điều này có thể tạm thời giải quyết vấn đề vận chuyển máu trong tuần hoàn một cách hiệu quả. Tuy nhiên về lâu dài, tim sẽ ngày càng suy yếu và làm bệnh trở nặng.

Suy tim chính là điểm dừng cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Bệnh suy tim khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người già.

Bạn đã từng nghe khái niệm “Suy tim”, nhưng bạn vẫn chưa hiểu hoàn toàn về ý nghĩa của căn bệnh này? Tìm hiểu các câu hỏi thường gặp về bệnh Suy tim ngay tại đây nhé!

Phân loại suy tim

Suy tim có thể chỉ liên quan đến một bên tim hoặc cả hai bên. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh ảnh hưởng đến phía tim trái đầu tiên. Suy tim thường được chia thành nhiều loại:

Suy tim bên trái: Tâm thất trái lớn hơn và chịu trách nhiệm bơm máu nhiều hơn. Loại suy tim này lại được chia thành hai loại:

  • Suy tâm thu.
  • Suy tâm trương.

Suy tim bên phải: Điều này thường xảy ra sau khi tim bên trái suy yếu. Áp lực chất lỏng qua phổi nhiều hơn làm tổn thương bên phần tim phải của bạn.

Suy tim xung huyết: Máu bị ứ đọng trong tim và trong các mô của cơ thể. Khi đó chất dịch tích tụ trong cơ thể gây ra sung huyết. Hậu quả làm sưng bàn chân, mắt cá chân và ống chân. Dịch cũng tích tụ trong phổi gây ho phù khó thở. Tình trạng này còn gọi là “phù phổi”.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim

Có nhiều nguyên nhân làm tim suy yếu, bao gồm:

  • Bệnh mạch vành hoặc cơn đau tim;
  • Cao huyết áp;
  • Bệnh về van tim;
  • Bệnh về cơ tim;
  • Vấn đề nhịp tim (rối loạn nhịp tim) như rung nhĩ;
  • Bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim;
  • Nguyên nhân khác như: Bệnh tiểu đường, HIV, bệnh tuyến giáp, nghiện rượu,…

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tim

Người bệnh khi có dấu hiệu suy tim sẽ có những biểu hiện sau:

  • Thở ngắn, khó thở khi đang hoạt động hay nghỉ ngơi;
  • Mệt mỏi;
  • Phù chân, bàn chân, mắc cá chân hay bụng;
  • Ho, thở khò khè;
  • Tim đập nhanh hay nhịp tim bất thường;
  • Chóng mặt, lú lẫn;
  • Tiểu đêm thường xuyên;
  • Buồn nôn, chán ăn.
Phù chân
Phù chân

Các triệu chứng suy tim có thể tiến triển rất nhanh (suy tim cấp tính) hoặc tiến triển chậm hơn (vài tuần đến vài tháng) (suy tim mãn tính).

Các chẩn đoán xác định bệnh suy tim

Để xác định bạn có đang trong tình trạng bị suy tim hay không, bác sĩ sẽ:

  • Thăm khám tổng quát.
  • Hỏi về các bệnh đã mắc trước đây của bạn (tiền sử bệnh).
  • Làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Mức độ bất thường trong công thức máu có thể cho thấy sự hoạt động quá tải của các cơ quan do suy tim.
  • Điện tâm đồ (EKG): Ghi lại điện tim.
  • X-quang ngực: Xét nghiệm này giúp bác sĩ nắm được tình trạng bệnh nếu tim bị bất thường như phình bự. Điều này cũng đồng nghĩa bạn đang bị suy tim sung huyết.
  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để soi hoạt động của tim.

Siêu âm tim

  • Bài tập tim: Còn được gọi là thử nghiệm tim gắng sức.
  • Đặt ống thông tim: Trong xét nghiệm này, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào cơ thể bạn thông qua một ống nhỏ vào mạch máu. Nó sẽ cho thấy hình ảnh những động mạch bị tắc nghẽn hay bị suy yếu.
  • Chụp phóng xạ : Còn được gọi là quét MUGA. Vật liệu phóng xạ được tiêm vào máu. Sau đó, một thiết bị sẽ chụp ảnh tim để cho thấy hoạt động của nó. Các chất phóng xạ an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn không nên làm xét nghiệm này.

Điều trị bệnh suy tim

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy tim. Các biện pháp điều trị tích cực chỉ làm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Các biện pháp thông thường bao gồm:

  • Thay đổi lối sống.
  • Điều trị bằng thuốc.
  • Cấy thiết bị vào ngực giúp kiểm soát nhịp tim.
  • Phẫu thuật.

Bạn đang dự định đi khám bác sĩ về bệnh Suy tim? Bỏ túi ngay bí kíp đi khám suy tim hiệu quả tại đây nhé!

1. Biện pháp thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là giải pháp đầu tiên trong điều trị tích cực bệnh suy tim. Lời khuyên dành cho bạn bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế cholesterol;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Kiểm soát cân nặng ở mức cho phép;
  • Cố gắng giảm hoặc bỏ hút thuốc;
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường;
  • Sống tích cực, loại bỏ căng thẳng.

2. Điều trị bằng thuốc

Để kiểm soát huyết áp và khả năng bơm máu của tim, bác sĩ có thể kê đơn:

  • Thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc chẹn thụ thể beta.
  • Digoxin.

3. Cấy thiết bị hoặc phẫu thuật

Khi tình trạng suy tim nặng hơn, bạn có thể sẽ được phẫu thuật cấy thiết bị khử rung tim hoặc thiết bị hỗ trợ tâm thất trái. Trong một số trường hợp, phẫu thuật bắc cầu hoặc ghép tim sẽ là giải pháp tốt hơn để cải thiện triệu chứng suy tim nghiêm trọng.

Bệnh suy tim xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đây chính là trạm dừng chân cuối của hầu hết các bệnh về tim. Nắm được các nguyên nhân, triệu chứng, cũng như có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ giúp bạn phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Đồng thời cải thiện chất lượng sống của người bệnh suy tim.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Heart failurehttps://www.nhs.uk/conditions/heart-failure/

    Ngày tham khảo: 24/03/2019

  2. What Is Heart Failure?https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/what-is-heart-failure#2

    Ngày tham khảo: 24/03/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người