Đại hồi hương: ngôi sao hương liệu trong y học
Nội dung bài viết
Đại hồi hay đại hồi hương, bát giác hồi hương có tên khoa học là Illicium verum Hook. F. Là một loại thảo dược quan trọng trong y học cổ truyền cũng như nhiều nền văn hóa ẩm thực. Hồi có mùi thơm và có vị cay nồng và ngọt nhẹ. Sao hồi là một trong nhiều loài có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học đặc tính chống oxy hóa, chống phân hủy và kháng khuẩn. Hạt của đại hồi cung cấp nguồn khoáng chất có lợi như canxi, sắt, đồng, kali, mangan, kẽm và magiê. Do tất cả các đặc điểm đó, thảo dược đại hồi và tinh dầu hồi tương lai trở thành thực phẩm bổ sung và thành phần thô trong cả hai ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.
1. Phân bố và thu hái Đại hồi hương
Đại hồi hương là một dạng cây thường xanh, cỡ trung bình với quả hình ngôi sao nhiều cánh. Phân phối ở Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Vân Nam và các tỉnh khác của Trung Quốc.
Hiện nay, hồi được trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, nhiều nhất là Lạng Sơn. Hồi hái vào hai vụ tháng 7-8 gọi là hồi mùa và tháng 11-12 gọi là hồi chiêm. Quả hồi có dạng quả khô, thường có 8 cánh và 8 cánh hồi đều có hạt được xem như hồi thượng phẩm. Hạt hồi màu trắng chứa nhiều tinh dầu, hơi ngọt.
>> Xem thêm:
Kim ngân hoa: cành vàng lá ngọc trong vườn dược liệu
Vị thuốc húng chanh: hương dược liệu tinh dầu kỳ diệu
2. Thành phần hóa học đại hồi hương
Anethole được sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, nước hoa và công nghiệp hương liệu. Đây là thành phần quan trọng nhất của cây hồi. Ngoài anethole, hoa hồi còn nổi tiếng với tinh dầu mang lại cho nó mùi vị và hương thơm đặc trưng.
Mặc dù, thành phần chính của dầu hồi là trans-anethole (75-90%), các thành phần khác bao gồm coumarin (umbelliferone, umbelliprenine, bergapten, và scopoletin), lipid (axit béo, beta-armyrin, stigmasterol), flavonoid (flavonol, flavone, glycoside, rutin, isoorientin và isovitexin), protein và carbohydrate.
Tinh dầu hồi có cả tác dụng dược lý và lâm sàng:
- Các tác dụng dược lý bao gồm kháng khuẩn, điều trị gan, thuốc chống co giật, chống viêm, chống co thắt, thuốc giãn phế quản, estrogen.
- Tác dụng lâm sàng như buồn nôn, táo bón, thời kỳ mãn kinh, kháng virus, đái tháo đường, béo phì và an thần.
3. Tính chất dược lý đại hồi hương
3.1. Tác dụng kháng khuẩn
Đại hồi được xem là một dạng thuốc kháng khuẩn trong nền y học cổ truyền Iran. Thành phần trong tinh dầu có hoạt tính sinh học cho cả khử trùng và đẩy lùi S. zeamais, Blattella Germanica, Lasioderma serricorne, Sarocladium oryzae, Callosobruchus chinensis và Aedes aegypti.
Tăng hoạt động tế bào bạch cầu. Một số tác nhân như Shengbained và Shengzuening, có hoạt chất chính được chiết xuất từ cây hồi. Có thể thúc đẩy các tế bào bạch cầu trưởng thành trong tủy xương đi vào máu ngoại vi. Thúc đẩy gia tăng tốc độ biệt hóa và giải phóng của các tế bào tủy xương. Giữ các tế bào tủy xương luôn hoạt động, tăng cường các tế bào bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu hạt).
3.2. Tác dụng kháng virus
Ngoài ra, tinh dầu đại hồi có thể tác dụng với các loại acyclovir nhạy cảm và acyclovir khác nhau như các chủng virus Herpes simplex loại 1 (HSV-1) kháng thuốc.
3.3. Tác dụng chống nấm
Đặc tính hóa học của tinh dầu hồi cho thấy anethole (89,12%) là hợp chất chính. Kế đến là estragole (4,859%) cho thấy phổ chống nấm khá rộng trong các thực phẩm thông thường.
3.4. Tác dụng chống oxy hóa
Axit protocatechuic có trong tinh dầu là cơ sở cho hoạt động chống oxy hóa của đại hồi. Hợp chất quan trọng khác trong đại hồi có chứa các đặc tính chống oxy hóa là Linalool và Phytochemical. Một số vitamin cũng tham gia vào con đường này như vitamin A và vitamin C.
Chất chống oxy hóa tự nhiên được biết đến giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương gây ra bởi stress oxy hóa. Đó là thường được coi là một nguyên nhân gây lão hóa, bệnh thoái hóa và ung thư.
3.5. Tác dụng giảm đau, an thần và co giật
Theo quan niệm y học cổ truyền, đại hồi được xem như vị thuốc làm ấm và xua tan khí lạnh trong cơ thể. Làm các dòng khí trong cơ thể được thông thuận. Được xem như một cơ chế giảm đau điển hình của y học cổ truyền. Tinh dầu hồi có cơ chế giảm đau đa dạng từ giảm đau thần kinh, giảm đau bụng kinh, giảm đau nửa đầu, giảm đau do bảo vệ dạ dày.
Anethole của sao hồi đã được sử dụng để chống co thắt, giãn cơ trơn và chống trầm cảm ngoại biên. Đại hồi có đặc tính an thần giúp ngủ ngon.
3.6. Tác dụng khác
Nhờ một số hoạt chất được phân lập, nghiên cứu. Đại hồi còn biết đến với nhiều tác dụng ở các hệ cơ quan khác nhau. Hệ tiêu hóa được xem như một thuốc nhuận tràng, tăng hấp thu glucose từ hỗng tràng. Giảm thể tích nước tiểu bằng cách tăng hoạt động của kênh Na+ K+ ATPase. Hệ nội tiết với nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, hạ đường huyết, điều trị triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh.
4. Cẩn trọng với một loại Đại hồi hương
- Một loại thực vật tương tự như đại hồi hương (Illicium verum Hook. F.) là sao hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) chỉ được sử dụng cho mục đích trang trí. Cây hồi sao Nhật Bản cực kỳ độc hại và không thể ăn được.
- Những người âm hư, hỏa vượng không nên dùng.
Đại hồi hương có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus. Rất hữu ích trong điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản và ho khan. Tác dụng an thần có lợi cho giấc ngủ. Những hợp chất quan trọng là Shikimic acid được sử dụng trong việc chữa bệnh cúm. Linalool có đặc tính chống oxy hóa của nó. Hạt của đại hồi cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào. Các hợp chất quan trọng được tìm thấy trong hạt hồi bao gồm estragol, p-anisaldehyd, rượu hồi, acetophenone, pinene và limonene. Tinh dầu hồi có tác dụng lâm sàng chống động kinh, hysteria, rối loạn liên quan nội tiết. Và như vậy, không khó để giải thích lý do tại sao hồi trở thành một dược liệu trong y học cổ truyền, hương liệu trong ngành công nghiệp và nhiều nền ẩm thực.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.
- Dwivedy A. K. et al. (2017), "Nanoencapsulated Illicium verum Hook.f. essential oil as an effective novel plant-based preservative against aflatoxin B1 production and free radical generation", (1873-6351 (Electronic)).
- Patra J. K. Auid-Orcid https orcid org et al. (2020), "Star anise (Illicium verum): Chemical compounds, antiviral properties, and clinical relevance. LID - 10.1002/ptr.6614 [doi]", (1099-1573 (Electronic)).
- Wang G. W. et al. (2011), "Illicium verum: a review on its botany, traditional use, chemistry and pharmacology", (1872-7573 (Electronic)).
- Yazdani D. et al. (2009), "Antifungal Activity of Dried Extracts of Anise (Pimpinella anisum L.) and Star anise (Illicium verum Hook. f.) Against Dermatophyte and Saprophyte Fungi", jmpir. 1 (29), pp. 24-29.