YouMed

Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không và câu trả lời từ bác sĩ

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Đau dây thần kinh số 5 là một trong những bệnh lý thần kinh không hề hiếm gặp. Cảm giác đau thường rất dữ dội, ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không? Có thể điều trị khỏi hoàn toàn không? Bài viết sau đây của bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho những thắc mắc này. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Đau dây thần kinh số 5 là gì?

Khái quát về dây thần kinh số 5

Trước khi tìm hiểu về vấn đề đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về dây thần kinh này.

Cơ thể người có tổng cộng 12 đôi dây thần kinh sọ não. Dây thần kinh số 5 còn được gọi là dây thần kinh sinh ba. Đây là một dây thần kinh vừa có chức năng chi phối cảm giác, vừa có chức năng chi phối vận động. Sở dĩ được gọi là dây thần kinh sinh ba vì nó được hợp thành từ 3 nhánh thần kinh:1

  • Nhánh thần kinh thứ nhất (V1) còn gọi là nhánh mắt. Đây là nhánh thần kinh chi phối cảm giác vùng da đầu ở phía trước, mắt và vùng trán.
  • Nhánh thần kinh thứ hai (V2) còn gọi là nhánh hàm trên. Đây là nhánh thần kinh chi phối cảm giác vùng mi dưới, môi trên, vùng má và hàm trên.
  • Nhánh thần kinh thứ ba (V3) còn gọi là nhánh hàm dưới. Nhánh này chi phối cảm giác vùng môi dưới và hàm dưới.
Dây thần kinh số 5 và các vị trí dây này chi phối cảm giác
Dây thần kinh số 5 và các vị trí dây này chi phối cảm giác

Đau dây thần kinh số 5 là như thế nào?

Đau dây thần kinh số 5 là tình trạng đau xảy ra ở vùng da mặt. Tùy theo nhánh thần kinh số 5 bị viêm nhiễm, tổn thương, chèn ép,… Cảm giác đau sẽ thay đổi theo khu vực mà nhánh đó chi phối. Có thể là đau ở vùng trán, thái dương. Hoặc đau ở khu vực hàm trên hay đau ở khu vực hàm dưới.2 3

Đau dây thần kinh số 5 vô căn là một bệnh lý khá thường gặp. Mặc dù nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn nó xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Và theo The National Institute of Neurological Disorders and Stroke (NINDS), đau dây thần kinh số 5 phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ mắc mới là khoảng 12 trên 100.000 người mỗi năm.4

Xem thêm: Hội chứng chèn ép dây thần kinh mà bạn cần biết

Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc rằng liệu có nguy hiểm không khi bị đau dây thần kinh số 5? Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dây thần kinh số 5 không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu người bệnh không được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Nhiều biến chứng nặng hơn có thể xảy ra.2

Đau dây thần kinh sinh ba dữ dội và kéo dài có thể khiến người bệnh suy nhược và trầm cảm nếu không được điều trị triệt để. Bệnh nhân có thể bị đau dữ dội kèm theo co giật cơ mặt, từ đó trở nên thu mình lại vì xấu hổ hay lo sợ cơn đau sẽ tiếp tục xảy ra.5

Bên cạnh đó, bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý về răng hàm mặt. Việc chẩn đoán không đúng bệnh này sẽ làm cho người bệnh hao tốn tiền bạc và thời gian.

Biểu hiện của đau dây thần kinh số 5

Đặc trưng của đau dây thần kinh số 5 là những cơn đau ngắn. Cảm giác đau thường ở mức độ dữ dội, có thể đau nhói, đau như điện giật. Đau thường không đối xứng, xuất hiện ở một bên mặt. Thông thường là ở một phần của da mặt.

Người bệnh thường cảm thấy đau nhói, đau giật ở một bên má hoặc một bên cằm. Hoặc có thể đau một bên trán hay thái dương. Đau không lan sang phía bên còn lại. Các cơn đau có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc khi có kích thích. Chẳng hạn như khi sờ vào một điểm trên da mặt vùng có dây thần kinh chi phối. Hoặc đau khi nhai, khi hắt hơi, khi có gió lạnh,…

Động tác nhai thường gây khởi phát cơn đau dây thần kinh số 5
Động tác nhai thường gây khởi phát cơn đau dây thần kinh số 5

Nhiều trường hợp do sợ đau, người bệnh không dám ăn uống dẫn đến sút cân. Bên cạnh đó, cơn đau có thể lặp lại hàng ngày không tuân theo một quy luật nhất định. Tần suất xuất hiện của cơn đau cũng sẽ nói lên độ nặng của bệnh. Cơn đau dây thần kinh số 5 có các đặc điểm sau đây:

  • Đau đột ngột, dữ dội, đau nhói như điện giật hoặc dao đâm.
  • Cảm giác đau phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh của dây thần kinh số 5.
  • Bị kích thích bởi các khu vực cò súng. Đây là những vùng mà khi bị kích thích sẽ gây cảm giác đau nhói.
  • Giữa các cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện gì.2 3

Điều trị đau dây thần kinh số 5

Sau khi biết được đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không. Bài viết sẽ trình bày những phương pháp điều trị bệnh lý này. Điều trị đau dây thần kinh số có thể được chỉ định bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.2 3

Điều trị nội khoa đau dây thần kinh số 5

Đối với những trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau thần kinh, thuốc hướng thần. Phần lớn bệnh nhân trong giai đoạn đầu của bệnh đều đáp ứng khá tốt với các loại thuốc uống. Tuy nhiên, dần về sau, một số người bị tình trạng này có thể ngừng đáp ứng với thuốc hoặc họ có thể gặp các tác dụng phụ khó chịu. Những trường hợp này cần được can thiệp ngoại khoa.2

Điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp điều trị này được áp dụng trong các trường hợp:2 3

  • Đau dây thần kinh số 5 ở mức độ nặng, nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh.
  • Bệnh đau dây thần kinh số 5 không đáp ứng với các thuốc điều trị nội khoa.
  • Bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nặng nề, nghiêm trọng khi sử dụng các loại thuốc uống.

Hiện nay, có một vài phương pháp được sử dụng ở nước ta như: chèn ép hạch Gasser qua da bằng bóng, mổ mở giải ép vi mạch máu,…6

Điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng phẫu thuật
Điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng phẫu thuật

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc về vấn đề đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không. Đồng thời, các bạn sẽ biết được những dấu hiệu của đau dây thần kinh số 5. Bên cạnh đó là những phương pháp điều trị bệnh lý này ở nước ta hiện nay. Tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Neuroanatomy, Cranial Nerve 5 (Trigeminal)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482283/

    Ngày tham khảo: 30/05/2022

  2. Trigeminal Neuralgiahttps://www.aans.org/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Trigeminal-Neuralgia

    Ngày tham khảo: 30/05/2022

  3. Trigeminal neuralgiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trigeminal-neuralgia/symptoms-causes/syc-20353344

    Ngày tham khảo: 30/05/2022

  4. Trigeminal Neuralgia Fact Sheethttps://www.ninds.nih.gov/health-information/patient-caregiver-education/fact-sheets/trigeminal-neuralgia-fact-sheet#3236_4

    Ngày tham khảo: 30/05/2022

  5. Trigeminal Neuralgiahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554486/

    Ngày tham khảo: 30/05/2022

  6. ĐAU DÂY THẦN KINH SỌ SỐ 5

    http://www.bvdaihoc.com.vn/upload/images/tcsk/2017/SongKhoe21.pdf

    Ngày tham khảo: 30/05/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người