Phân biệt các triệu chứng tiền kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai
Nội dung bài viết
Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra một số triệu chứng gần giống với những triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai. Do đó, một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc xác định xem mình có thai hay sắp bắt đầu hành kinh. Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở nhiều tính chất. Các triệu chứng này cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Nhưng thường bao gồm căng tức ở ngực, cơn co thắt ở bụng và thay đổi tâm trạng.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome) là một nhóm các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, các triệu chứng này xảy ra trước kỳ kinh nguyệt một đến hai tuần. Chúng thường dừng lại bạn bắt đầu hành kinh.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể rất giống với lúc thời kỳ đầu mang thai. Nhưng một số trường hợp dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt vẫn có thể nhận ra và thay đổi theo từng đối tượng.
Phân biệt các triệu chứng tiền kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai
Đau vú
Những thay đổi ở vú là một triệu chứng phổ biến của cả hội chứng tiền kinh nguyệt và giai đoạn đầu mang thai. Những thay đổi có thể bao gồm: Đau, căng tức, sưng to hoặc nhạy cảm khi chạm vào vú. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau ở mỗi người.
Tuy nhiên, ở những người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, các triệu chứng liên quan đến vú thường nổi bật nhất ngay trước lúc hành kinh. Bạn có thể cảm thấy mô vú gồ ghề và dày đặc hơn. Ngoài ra, còn có căng tức ngực và đau âm ỉ. Cơn đau thường cải thiện trong kỳ kinh nguyệt. Hoặc ngay sau khi kết thúc kinh nguyệt, lúc nồng độ hormone progesterone của bạn giảm xuống.
Trong thời kỳ đầu mang thai, ngực có thể mềm khi chạm vào. Ngoài ra, hai bên vú có thể tăng kích thước. Vùng mô xung quanh núm vú có thể đau. Các triệu chứng về vú khi mang thai bắt đầu từ 1 hoặc 2 tuần sau khi thụ thai. Và có thể kéo dài cho đến khi sinh con.
Ra huyết âm đạo
Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Bạn có thể theo dõi và nhận ra sự khác biệt liên quan đến vấn đề ra huyết âm đạo.
Đối với một số phụ nữ, một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên là chảy máu âm đạo ít hoặc vệt đốm. Máu thường có màu hồng hoặc nâu sẫm. Điều này thường xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày. Vì vậy nó sẽ ngắn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhiều trường hợp không bị chảy máu khi mang thai.
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường không gây chảy máu từng vệt đốm. Mặc dù kinh nguyệt có thể rất ít vào ngày đầu tiên. Thông thường, hành kinh kéo dài trong 4 hoặc 5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt gây mất máu đáng kể hơn so với thai kỳ.
Mệt mỏi
Hormone progesterone tăng lên trong máu khi sắp có kinh nguyệt góp phần gây ra cảm giác mệt mỏi. Triệu chứng thường biến mất khi kỳ kinh bắt đầu. Đối với phụ nữ bị kinh nguyệt ra nhiều, tình trạng mệt mỏi quá độ có thể kéo dài trong suốt kỳ kinh. Đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi.
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ đầu mang thai. Và thường kéo dài trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi trong suốt 9 tháng. Khó ngủ và tiểu đêm thường xuyên có thể khiến tình trạng mệt mỏi khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Để giúp cơ thể giải quyết tình trạng này, hãy cố gắng ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Thay đổi tâm trạng
Cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã, hoặc tức giận, thường gặp ở cả giai đoạn đầu mang thai và những ngày trước khi có kinh.
Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở đặc điểm nếu tâm trạng thay đổi kéo dài và kèm theo trễ kinh, điều này có thể cho thấy có thai. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường biến mất khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt.
Đáng quan tâm khi cảm giác buồn dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu tâm trạng lo lắng hoặc buồn bã kéo dài trong hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
Buồn nôn
Trong khi khó chịu nhẹ về tiêu hóa có thể xảy ra ngay trước kỳ kinh nguyệt, buồn nôn và nôn không phải là triệu chứng điển hình của tiền kinh nguyệt.
Tuy nhiên, ốm nghén là những triệu chứng phổ biến của thời gian đầu mang thai. Buồn nôn ảnh hưởng đến 80 phần trăm của phụ nữ mang thai. Những cơn buồn nôn thường bắt đầu một tháng sau khi bạn mang thai.
Nôn có thể có hoặc không kèm theo buồn nôn. Thông thường, các triệu chứng này giảm dần khi bạn mang thai được 4 đến 6 tháng. Ốm nghén có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều bị ốm nghén.
Thèm ăn và chán ghét thức ăn
Tăng cảm giác thèm ăn và thèm ăn là các triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra với hội chứng tiền kinh nguyệt. Vậy dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt liên quan đến tình trạng này là gì?
Nhiều phụ nữ trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tăng cảm giác thèm ăn. Đặc biết đối với thức ăn ngọt hoặc béo. Hoặc các bữa ăn giàu carbohydrate. Những thay đổi trong hormone estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn ngay trước kỳ kinh.
Một số phụ nữ mang thai thèm ăn những đồ không phải thực phẩm. Chẳng hạn như đất đá hoặc cát. Đây được gọi là hội chứng Pica. Ngoài ra còn gọi là chứng ăn bậy. Hội chứng Pica là được xem như một rối loạn ăn uống. Bất cứ ai nghi ngờ mắc phải rối loạn Pica nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bạn có thể thèm một vài món ăn đặc biệt. Nhưng không thích hoặc khó chịu khi nhìn hoặc ngửi thấy mùi của vài món ăn nào đó. Mặc dù có thể bạn đã từng rất thích trước khi có thai. Dấu hiệu không thích thực phẩm ít phổ biến hơn ở những trường hợp tiền kinh nguyệt.
Co thắt vùng bụng
Cơn co thắt ở bụng có thể xuất hiện ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt và thai kỳ. Cơn co thắt ở bụng trong thời kỳ đầu mang thai tương tự như đau bụng kinh. Nhưng chúng có thể xảy ra ở phần hông bên trái. Những cơn co thắt này có thể kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng trong thai kỳ.
Cách tốt nhất để phân biệt hội chứng tiền kinh nguyệt và có thai là gì?
Khi có những triệu chứng trên, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân vì sao chúng xuất hiện. Nếu bạn đang mang thai, phát hiện càng sớm, bạn sẽ nhận được sự chăm sóc và theo dõi phù hợp.
Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Cách tốt nhất để biết sự khác biệt giữa các triệu chứng của tiền kinh nguyệt và giai đoạn đầu mang thai là thử thai. Trễ kinh là một trong những dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất. Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, bạn nên dùng que thử thai tại nhà.
Nếu kết quả là dương tính, hãy hẹn gặp bác sĩ để xác nhận tình trạng mang thai và lên kế hoạch cho thời gian sắp tới. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng vẫn không có kinh nguyệt trong vòng 1 hoặc 2 tuần kể từ ngày phải có kinh nguyệt, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.
Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt làm sao nhận biết? Mặc dù có nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt tương tự như thai kỳ, nhưng đặc điểm của những dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt. Bằng cách đơn giản thử thai tại nhà, bạn có thể xác định nguyên nhân của những dấu hiệu này từ rất sớm. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, điều quan trọng là bạn nên nhận được sự tư vấn từ bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.