YouMed

Bỏng tia UV bỏng nắng do tắm biển, phơi nắng…, tia LASER sau thẩm mỹ, tia GAMA xạ trị ung thư

bác sĩ nguyễn xuân anh
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh
Chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình

Bỏng là một trong những tình trạng tổn thương da nặng nề mà nhiều người gặp phải. Các vết bỏng thường đem lại cảm thấy khó chịu, đau đớn và nhiều bất tiện. Vậy, có những loại bỏng nào? Dấu hiệu nhận biết của chúng ra sao? Cách điều trị như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của bác sĩ Nguyễn Xuân Anh để được giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Bỏng do tia

Bỏng do tia có thể do tia UV tử ngoại, tia gamma, laser,… thường ở mức độ 1, bỏng nhẹ. Các tổn thương thường gặp là nóng, đỏ, sạm da và đau. Một số trường hợp sẽ bị nổi bóng nước. 

Vết bỏng do tia cực tím từ ánh nắng gây ra
Vết bỏng do tia cực tím từ ánh nắng gây ra

Khi tắm biển, hay phơi nắng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều, tia UV, còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím. UV bao gồm tia A (UVA – Ultraviolet Ageing – bước sóng từ 315 đến 400 nm), tia B (Ultraviolet Burn – bước sóng 280 đến 315 nm), tia C (Ultraviolet Cancel – bước sóng 100 đến 280 nm).1

Tia UV A là nguyên nhân gây lão hóa da, các vết nhăn và nám trên da.2

Trong khi tia UV B làm đen da, cháy nắng, ung thư da. Người bị bỏng nắng chủ yếu do tia này.2

Tia UV C năng lượng cao nhất, gây ung thư da. Tuy nhiên phần nào được giảm bớt do đã có tầng ozon chặn lại.3

Các trường hợp xạ trị ung thư trên bệnh nhân ung thư, tia gamma để diệt tế bào ung thư, có thể gây đỏ da, bỏng da, bệnh nhân bị đau rát, khó chịu.4

Đỏ, sạm da và bỏng da là những tình trạng nặng nề mà bệnh nhân điều trị ung thư phải đối mặt sau quá trình xạ trị bằng tia gamma
Đỏ, sạm da và bỏng da là những tình trạng nặng nề mà bệnh nhân điều trị ung thư phải đối mặt sau quá trình xạ trị bằng tia gamma

Bỏng do tia trong các trường hợp thực hiện laser sau thẩm mỹ, các tổn thương cũng dễ thấy đỏ da, phù nề (viêm) không hề hiếm gặp như việc đốt vết các vết sần ở da mặt, vết rổ, xoá nốt ruồi, hay xoá hình xăm,…

Bỏng do laser thường xuất hiện trong trường hợp xóa bỏ hình xăm

Nhiều trường hợp dẫn đến đỏ da nặng, viêm phù nề do điều chỉnh năng lượng của máy, số lượng tia xâm lấn mạnh chưa phù hợp. 

Xóa hình xăm bằng laser có thể để lại sẹo bỏng

Bỏng do nhiệt

Ngoài các trường hợp bỏng do tia như trên, bỏng có thể nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Bỏng nhiệt có thể nhiệt độ cao do việc tiếp xúc với chất lỏng nóng như nước sôi, sữa, bột hoặc với ngọn lửa, nồi nóng, bàn là, lò nướng, bỏng bô xe máy,… thường là bỏng độ 1 hay độ 2. Dấu hiệu bệnh nhân đỏ da, đau rát, có khi nổi bóng nước, hay mất lớp da,… Nhà bếp có thể nói là thường xảy ra bỏng.
Vết bỏng từ dầu nóng bắn ra khi nấu ăn thường đem lại nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn
Vết bỏng từ dầu nóng bắn ra khi nấu ăn thường đem lại nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn
  • Bỏng nhiệt lạnh phổ biến ở xứ lạnh thường xảy ra vào mùa đông, các vết nứt ở da và tê cóng khi thay đổi nhiệt độ xuống quá thấp da mất nước. Điều này xảy ra vì lạnh thường chân tay bị nứt, hay tê cóng chân tay do da không bị mất nước, biểu hiện đau, khô kích ứng.
Khi thời tiết quá lạnh, da có thể xuất hiện tình trạng bỏng lạnh
Khi thời tiết quá lạnh, da có thể xuất hiện tình trạng bỏng lạnh

Bỏng do hóa chất

Bỏng hóa chất: tiếp xúc axít, base, muối kim loại nặng mức độ bỏng là độ 1 hay 2.

Hoá chất là một trong những nguyên nhân gây bỏng nặng nề ở người bệnh
Hoá chất là một trong những nguyên nhân gây bỏng nặng nề ở người bệnh

Bỏng do điện

Bỏng do điện: sét đánh hay điện giật.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng mức độ nhẹ và trung bình (độ 1 và 2)

Bỏng độ 1: Bệnh nhân bỏng da đỏ và đau rát

  • Thoa Biafine 2-4 lần/ngày để Biafine thấm đều vào da.
  • Khi nào hết tổn thương đỏ thì ngưng Biafine.

Bỏng độ 2: Ngoài biểu hiện đỏ đau rát, bệnh nhân có kèm theo bóng nước hay tổn thương mất da

  • Làm sạch chỗ bị bỏng bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl.
  • Đắp Biafine dầy 0.5-1 cm, phủ rộng ra chỗ tổn thương đến lớp da lành.
  • Băng kín bằng gạc ẩm có tẩm nước muối sinh lý.
  • Thay băng mỗi ngày, đến khi tổn thương lành.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng bỏng. Từ đó, giúp bạn nhận biết đặc điểm của từng loại và có cách điều trị phù hợp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Radiation: Ultraviolet (UV) radiationhttps://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/radiation-ultraviolet-(uv)

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  2. Ultraviolet (UV) Radiationhttps://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/radiation-exposure/uv-radiation.html

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  3. Ultraviolet (UV) Radiationhttps://www.fda.gov/radiation-emitting-products/tanning/ultraviolet-uv-radiation

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  4. Do X-rays and Gamma Rays Cause Any Other Health Problems?https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/radiation-exposure/x-rays-gamma-rays/other-health-problems.html

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người