YouMed

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai và cách xử trí

Sinh viên NGUYỄN HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến
Chuyên khoa: Đa khoa

Khi mang thai các mẹ bầu thường có các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn… Đôi lúc các triệu chứng không phải là triệu chứng của thai nghén, mà là dấu hiệu cảnh báo bạn bị tụt huyết áp khi mang thai. Tụt huyết áp khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng chúng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy  hiểm nếu tình trạng kéo dài. Bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến sẽ chia sẻ các dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai, cách xử trí và phương pháp kiểm soát hiệ u quả huyết áp trong thai kỳ.

Huyết áp thấp khi mang thai là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai, bạn nên biết thế nào là huyết áp thấp trong thai kỳ. Huyết áp là chỉ số phản ánh sức khoẻ của mẹ và bé. Khi huyết áp tụt xuống đột ngột sẽ khiến cơ thể của mẹ cảm thấy khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Tụt huyết áp thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm không kém gì tăng huyết áp thai kỳ.

Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg. Huyết áp thấp này thường sẽ duy trì ở mức thấp trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau đó sẽ tăng trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba.

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai

Tụt huyết áp khi mang thai là một tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, đa số trường hợp không đáng lo ngại trừ khi chúng có triệu chứng kèm theo. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của tụt huyết áp khi mang thai:

  • Chóng mặt, mệt mỏi kéo dài.
  • Dễ nhầm lẫn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Có thể khó thở.
  • Da lạnh, nhợt nhạt, sần sùi.
  • Vấn đề về thị lực như nhìn mờ.
  • Lo âu.
  • Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp thấp và tăng các triệu chứng ốm nghén.

Xem thêm: Stress khi mang thai

Khi gặp các vấn đề sức khỏe như trên bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định đúng tình trạng sức khỏe. Nguyên nhân cũng có thể không phải do huyết áp thấp mà do một vấn đề sức khỏe nào khác.

dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai
Chóng mặt là một trong những dấu hiệu phổ biến của tụt huyết áp khi mang thai

Cách xử trí khi bị tụt huyết áp trong thai kỳ

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có các biện pháp xử trí khác nhau:

  • Nếu tình trạng tụt huyết áp này chỉ là một tình trạng tụt huyết áp sinh lý trong những tháng đầu thai kỳ thì không cần điều trị đặc hiệu gì mà chỉ cần theo dõi. Vì đa số các mẹ bầu sẽ có huyết áp thấp trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, sau đó sẽ trở lại bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Nếu chỉ số huyết áp của mẹ bầu quá thấp thì cần điều trị cấp cứu. Vì để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ cũng như em bé. Sau khi xử trí cấp cứu, các bác sĩ sẽ đi tìm nguyên nhân gây ra bệnh để giải quyết triệt để.

Các phương pháp kiểm soát huyết áp trong thai kỳ

Sau khi đã biết những dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai, các mẹ bầu nên biết những phương pháp giúp kiểm soát huyết áp. Huyết áp ổn định sẽ hỗ trợ và đảm bảo cho mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kì.

1. Uống nhiều nước

Mẹ bầu cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Tránh tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Nhờ đó khắc phục tình trạng tụt huyết áp.

Uống nhiều nước trong thai kỳ giúp ổn định huyết áp
Uống nhiều nước trong thai kỳ giúp ổn định huyết áp

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Tuyệt đối các mẹ bầu không được bỏ bữa. Bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tránh tình trạng quá đói.

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học giúp bà bầu mạnh khỏe trong suốt thai kỳ
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học giúp bà bầu mạnh khỏe trong suốt thai kỳ

3. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya

Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân có thể gây tụt huyết áp ở các mẹ bầu. Do vậy các mẹ nên cố gắng đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Nghỉ ngơi nhiều hơn. Nằm nghiêng bên trái cũng giúp tăng lưu lượng máu đến tim ổn định huyết áp tốt hơn.

4. Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái

Các mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ tránh căng thẳng. Điều này giúp ích cho tình trạng tụt huyết áp.

5. Mặc quần áo thoải mái

Tránh mặc quần áo quá gò bó, gây khó chịu, mệt mỏi. Sử dụng các vớ áp lực hoặc vớ cao đến đầu gối cũng giúp cải thiện tuần hoàn, ổn định huyết áp.

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai
Mang vớ áp lực giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn

6. Không thay đổi tư thế đột ngột

Khi đang nằm mà đột ngột ngồi dậy hay đứng lên rất dễ gây tụt huyết áp do cơ thể chưa kịp thích nghi. Vì vậy các mẹ bầu cần ngồi dậy hay đứng lên một cách nhẹ nhàng và từ từ.

Thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến mẹ bầu chóng mặt
Thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến mẹ bầu chóng mặt

7. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ và thường xuyên theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện những triệu chứng huyết áp thấp thai kỳ. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Xem thêm: Các mốc khám thai mẹ bầu cần nhớ!

Hi vọng bài viết trên đây của bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về những dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai. Cũng như cách phòng ngừa tình trạng này giúp mẹ và bé luôn mạnh khỏe trong suốt thai kỳ. Tụt huyết áp thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng cứ kéo dài. Chính vì thế chúng ta không nên chủ quan mà nên thăm khám và theo dõi định kì. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn gì thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Is It Dangerous to Have Low Blood Pressure During Pregnancy?https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-blood-pressure-during-pregnancy

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

  2. Tụt huyết áp khi mang thaihttps://suckhoedoisong.vn/tut-huyet-ap-khi-mang-thai-169172231.htm

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người