YouMed

Đau âm hộ lâu ngày liệu có thể tự điều trị?

bác sĩ đào thị thu hương
Tác giả: Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Chuyên khoa: Nội thần kinh

Đau âm hộ mạn tính là một tình trạng đau hay cảm giác khó chịu ở vùng âm hộ kéo dài ít nhất ba tháng. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày cũng như chuyện chăn gối. Vậy bệnh này này do nguyên nhân gì gây ra? Liệu có thể điều trị được không? Hãy để YouMed trả lời giúp bạn các câu hỏi này nhé.

Đau âm hộ mạn tính là bệnh không có nguyên nhân gây đau rõ ràng. Cảm giác đau có thể kéo dài hàng tháng đến nhiều năm trời. Điều này làm ngăn cản sinh hoạt tình dục bình thường ở phụ nữ. Nếu bạn có tình trạng này, đừng để sự ngại ngùng ngăn cản bạn đi khám. Việc thăm khám và điều trị có thể giúp giải quyết vấn đề khó chịu này.

2. Các biểu hiện của đau âm hộ mạn tính

Đặc điểm nổi bật của đau âm hộ mạn tính là cảm giác đau và khó chịu vùng âm hộ, âm đạo. Cơn đau có thể mang những đặc điểm sau:

  • Cảm giác bỏng rát
  • Đau nhức
  • Khó chịu
  • Cảm giác thô ráp
  • Đau khi giao hợp
  • Cảm giác co thắt
  • Ngứa âm hộ

Cơn đau, khó chịu có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng. Đôi khi, cơn đau chỉ xuất hiện khi vùng nhạy cảm bị tác động. Bạn có thể cảm thấy cơn đau ở toàn bộ vùng âm hộ (đau lan tỏa) hay chỉ đau ở một vị trí nhất định.

Vùng âm đạo có thể trông giống như đang bị viêm hay sưng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đau âm hộ mạn tính không thấy bất thường khi quan sát.

Khi nào bạn nên đi khám?

Tình trạng đau âm hộ mạn tính là khá thường gặp. Do vấn đề về tâm lý e ngại, nhiều phụ nữ không dám đi khám hay đề cập tới vấn đề này. Nếu bạn gặp vấn đề tương tự như trên, hãy cố gắng vượt qua sự ngại ngùng và đi khám phụ khoa.

Bác sĩ sẽ khám và đánh giá nguyên nhân của tình trạng này. Đôi khi đau là do các bệnh lý nhiễm như viêm âm đạo, herpes, hay do bệnh lý tiền ung thư, mãn kinh, vân vân. Như đã nói, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự khó chịu ở vùng kín, việc đi khám là vô cùng quan trọng.

3. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau âm hộ. Tuy nhiên, bệnh đau âm hộ mạn tính là thể bệnh mà không có nguyên nhân gây đau rõ ràng. Các yếu tố có thể liên quan đến sự khó chịu này bao gồm:

  • Chấn thương hoặc sự kích thích đầu dây thần kinh vùng âm hộ
  • Đã từng nhiễm trùng, viêm âm đạo trước đó
  • Dị ứng hoặc da nhạy cảm
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Co thắt cơ vùng âm hộ hoặc yếu cơ sàn chậu.  

4. Biến chứng của tình trạng đau âm hộ mạn tính

Cơn đau âm hộ kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau mỗi khi ngồi hay quan hệ tình dục. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến phương diện tâm lý, tình cảm. Bệnh nhân có thể lo sợ và tránh không quan hệ tình dục.


Đau âm hô mạn tính là tình trạng khá thường gặp

1. Tổng quan

Ngoài ra, các rối loạn khác cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân đau âm hộ mạn tính. Có thể kể đến như:

  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó khăn trong sinh hoạt tình dục, rối loạn chức năng sinh sản
  • Gặp vấn đề trong mối quan hệ tình cảm
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Trước khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh, các vấn đề về bệnh lý, tình dục cũng như phẫu thuật trước đây. Điều này sẽ giúp đánh giá tổng quan tình trạng cơ thể và gợi ý nguyên nhân.

Khám phụ khoa (Nguồn: science source)

Bên cạnh đó, việc khám phụ khoa đóng vai trò rất quan trọng. Các bước khám bao gồm:

  • Khám cơ quan sinh dục. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá tình trạng của âm hộ, âm đạo và các cơ quan sinh dục. Đây là bước khám cơ bản, giúp tìm ra nguyên nhân gây đau và phát hiện các dấu hiệu bệnh lý. Qua thăm khám, một mẫu dịch âm đạo cũng được lấy để kiểm tra nhiễm trùng. Động tác này giúp xác định bạn có nhiễm nấm hay nhiễm trùng âm đạo hay không.
  • Phết âm đạo (Cotton swab test). Bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh cotton mềm được làm ẩm để khám cụ thể vùng bị ảnh hưởng.

6. Điều trị đau âm hộ mạn tính

Điều trị đau âm hộ mạn tính tập trung vào việc làm thuyên giảm triệu chứng. Không có một phương pháp điều trị nào được áp dụng cho tất cả mọi bệnh nhân. Đôi khi các biện pháp điều trị cũng được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả chữa trị.

Thuốc có thể giúp giảm đau

Bạn cũng nên lưu ý rằng việc điều trị cần có một thời gian mới có hiệu quả. Do đó, hãy kiên nhẫn tiếp tục điều trị. Các phương pháp có thể được sử dụng là:

  • Dùng thuốc. Một số loại thuốc giúp giảm đau như steroid, thuốc chống trầm cảm ba vòng hay thuốc chống động kinh có thể được sử dụng. Thuốc antihistamine cũng có thể dùng để giảm ngứa.
  • Liệu pháp phản hồi sinh học. Phương pháp này giúp bạn luyện tập thư giãn cơ vùng chậu, kiểm soát sự đáp ứng của cơ thể với cơn đau.
  • Gây tê vùng. Thuốc bôi gây tê vùng như lidocain có thể giúp giảm đau tạm thời. Bạn có thể sử dụng thuốc 30 phút trước khi quan hệ để phòng ngừa cảm giác đau xảy ra. Tuy nhiên, lidocain có thể gây tê tạm thời khi quan hệ. Hãy trao đổi về vấn đề này trước nhé.
  • Chặn dẫn truyền thần kinh. Phương pháp này được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp khác.
  • Liệu pháp sàn chậu. Nhiều phụ nữ mắc bệnh gặp vấn đề về co thắt cơ sàn chậu. Việc tập thư giãn các cơ này giúp giảm đau.
  • Phẫu thuật. Phương pháp này có thể sử dụng cho một số trường hợp nhất định.

7. Những lời khuyên dành cho bệnh nhân

  • Thử sử dụng chườm mát hoặc gel. Chúng có thể giúp giảm đau và ngứa tạm thời.
  • Tắm ngồi (sitz bath). Bạn có thể áp dụng phương pháp này khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Sử dụng nước ấm (không phải nước nóng) hoặc nước mát có pha muối Epsom hoặc bột yến mạch trong vòng 5 – 10 phút.
  • Tránh mặc đồ chật hoặc đồ lót bằng nilon. Đồ lót chật hay chất liệu bó sẽ gây kích ứng vùng da nhạy cảm. Hãy sử dụng đồ lót thoáng mát, thoải mái. Cố gắng giữ vùng kín được khô thoáng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau. Ban đêm, bạn cũng có thể ngủ mà không mặc đồ lót để bớt khó chịu.
  • Tránh tắm nước nóng và ngâm mình. Nước nóng khiến vùng nhạy cảm đau nhiều và ngứa hơn.
  • Đừng sử dụng tampon hay băng vệ sinh có chất khử mùi. Các chất hóa học có tính khử mùi có thể gây kích ứng. Nếu băng vệ sinh hiện tại của bạn có gây khó chịu, hãy chuyển qua dùng loại 100 % bằng cotton.
  • Tránh cách hoạt động làm tăng áp lực lên vùng âm hộ. Các hoạt động như chạy xe đạp hay cưỡi ngựa nên tránh để không gây đau.
  • Làm sạch vùng âm hộ một cách nhẹ nhàng. Bạn nên tắm rửa và làm sạch vùng kín một cách nhẹ nhàng. Sau khi tắm, bạn có thể bôi một lớp sáp dầu như tạo một lớp màng bảo vệ.
  • Sử dụng gel bôi trơn khi quan hệ.

Sáp dầu giúp vùng kín dễ chịu

Tạm kết

Đau âm hộ mạn tính là một bệnh lý nhạy cảm ở phái nữ. Tình trạng này gây ra rất nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, nếu có tình trạng khó chịu ở vùng kín, các chị em đừng ngại ngùng mà hay đi khám ngay nhé. Bác sĩ sẽ giúp thăm khám và tìm kiếm nguyên nhân gây đau. Việc điều trị thích hợp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều đấy. Hãy lưu lại những mẹo nhỏ mà YouMed vừa cung cấp nha. Và nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ những thông tin này cho những người phụ nữ xung quanh bạn nhé.  

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vulvodynia/symptoms-causes/syc-20353423

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người