YouMed

Cảnh báo dị ứng nổi mề đay kiêng gì?

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Dị ứng nổi mề đay không còn là vấn đề gì xa lạ bởi đây là phản ứng da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những lưu ý để tránh làm nặng thêm tình trạng này. Cùng tìm hiểu dị ứng nổi mề đay kiêng gì qua bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo nhé!

Dị ứng nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay, còn được gọi là mày đay, là những vết ngứa, nổi lên trên da. Chúng thường có màu đỏ, hồng, đôi khi chúng bị châm chích hoặc đau. Trong hầu hết các trường hợp, nổi mề đay là do phản ứng dị ứng với thuốc hoặc thức ăn hoặc phản ứng với chất kích ứng trong môi trường.1

Dị ứng nổi mề đay

Dị ứng nổi mề đay là một trong những chuỗi dấu hiệu của dị ứng. Do đó những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh như hen, viêm mũi dị ứng là đối tượng nguy cơ thường xuyên nổi mề đay. Sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da có thể có thêm tình trạng phù mạch. Phù mạch do sự tích tụ dịch sâu dưới da ở môi, mặt, có thể xuất hiện mà không kèm mề đay.

Dị ứng nổi mề đay kiêng ăn gì?

Nguyên tắc thực phẩm dành cho người bị mề đay là:

  • Tránh ăn các thực phẩm bạn đã từng bị dị ứng.
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều nguy cơ dị ứng.
  • Tránh các thực phẩm mà cơ thể không có khả năng dung nạp hoặc dung nạp kém.
  • Tránh ăn các thực phẩm làm nặng thêm tình trạng ngứa.

Cụ thể khi bị mề đay bạn nên kiêng ăn:2

Đồ cay nóng

Để trả lời câu hỏi dị ứng nổi mề đay kiêng gì thì đồ cay nóng không thể không nhắc tới. Các đồ cay nóng như ớt, tiêu gây ngứa nhiều hơn dẫn đến nguy cơ gãi và nhiễm trùng.

Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng

Ngoài ra các chất béo, chất đạm, các thực phẩm quá ngọt, nhiều năng lượng có thể khiến cơ thể tăng sinh nhiệt. Điều này khiến tăng chất dư thừa làm gan, thận phải tăng cường hoạt động. Gan, thận trở nên quá tải gây nóng trong người, kéo theo các bệnh như mụn nhọt, mề đay.

Đậu phộng

Đậu phộng hay lạc chứa nhiều protein dự trữ vicilin và albumin là thủ phạm có thể gây dị ứng. Ở những người có cơ địa dị ứng hoặc đang bị mề đay thì chỉ cần 1mg đậu phộng cũng không nên sử dụng.

Thịt bò, sữa bò

Chất casein và protein huyết thanh trong thịt bò và sữa bò đều là nguyên nhân dễ gây dị ứng. Ngoài ra ở một số người thiếu men lactase còn khó dung nạp sữa nên cần tránh sử dụng cho người đang nổi mề đay.

Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất. Nhất là các loại cá biển, tôm, cua, ghẹ, mực,… Bởi trong hải sản chứa chủ yếu là các loại protein parvalbumin dễ gây phản ứng dị ứng, nổi mẩn. Loại protein này không bị chuyển hóa bởi nhiệt độ nên phản ứng dị ứng vẫn có thể xảy ra. Dị ứng nổi mề đay đối với hải sản thường kèm theo các triệu chứng khó thở, ngứa ngáy, buồn nôn thậm chí là sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn trong khi bị nổi mề đay cho dù không phải cơ địa dị ứng với loại thực phẩm này.

Hải sản

Rượu, bia, nước có ga

Rượu bia và nước có ga cũng là một trong những thành phần dễ gây mề đay mẩn ngứa. Vì chúng chứa nhiều vitamin nhóm B dễ gây kích ứng tới các tế bào thần kinh gây mẩn ngứa. Mặc dù hầu hết người bị ứng bia rượu thường nhẹ nhưng cũng không nên dùng khi đang bị mề đay dị ứng.

Dị ứng nổi mề đay kiêng làm gì?

Có nên kiêng tắm không?

Theo quan niệm dân gian, người bị nổi mề đay phải kiêng nước để tránh nặng thêm. Tuy nhiên quan điểm này không đúng hoàn toàn vì nước có ảnh hưởng hay không còn tùy vào nguyên nhân nổi mề đay. Nếu bệnh nhân nổi mề đay do dị ứng thời tiết lạnh hoặc do nước lạnh thì nên tắm nước ấm và ngược lại. Nhưng không cần phải kiêng tuyệt đối. Còn với trường hợp mề đay do dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… thì thậm chí còn nên tắm rửa hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây bệnh này.

Nguyên nhân còn được cho là để loại bỏ mồ hôi và các tế bào chết trên da gây bít tắc lỗ chân lông nhất là vào mùa hè. Các tuyến bã nhờn không được làm sạch có nguy cơ làm tăng hoạt động của vi khuẩn. Hơn nữa không tắm khiến người bệnh gãi nhiều vì ngứa, khiến da tổn thương làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Do đó kiêng nước tuyệt đối không những không giúp giảm mề đay mà còn khiến tình trạng nặng hơn. Một lợi ích của việc vệ sinh cơ thể nữa là tạo điều kiện cấp ẩm cho làn da. Việc này giúp giảm tình trạng khô ráp, kích ứng và giảm ngứa cho vùng da bị mề đay. Vậy nên khuyến cáo tốt nhất bạn nên duy trì tắm rửa 1 lần/ngày bằng nước ấm và không nên kiêng nước.

Có nên kiêng ra gió không?

Khác với nước giúp giảm ngứa mề đay, gió lại là yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng. Khi bị nổi mề đay, gió có thể là nguyên nhân gián tiếp đem khói bụi, vi khuẩn hoặc các dị nguyên trong không khí tiếp xúc với da đang tổn thương. Do đó, theo các chuyên gia, bạn cần hạn chế tiếp xúc với gió ngoài trời.

Tuy nhiên, khuyến cáo này không đồng nghĩa với việc bạn phải hoàn toàn tách biệt với thế giới ngoài. Chỉ cần đảm bảo che chắn cẩn thận cho vùng da nổi mề trước nắng, gió thì bạn vẫn có thể ra ngoài.

Lưu ý khác

Ngoài ra bạn cần tránh một số việc như:

  • Tránh tới những nơi môi trường ô nhiễm để hạn chế tiếp xúc dị nguyên.
  • Không sử dụng thuốc và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Không gãi khi bị côn trùng cắn vì sẽ làm nặng hơn tình trạng mề đay.
  • Tránh sử dụng bột giặt, chất tẩy rửa, nước hoa có hóa tính mạnh.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp bằng kem chống nắng hoặc các dụng cụ che chắn khác.
  • Không hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga và các chất có tính cay nóng để giảm tình trạng ngứa.

Khi bị mày đay cần kiêng nhiều thứ để tránh tình trạng nặng hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu chính xác hơn về dị ứng nổi mề đay kiêng gì để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hiveshttps://www.healthline.com/health/hives

    Ngày tham khảo: 31/12/2022

  2. Giải pháp ăn uống khi bị dị ứng nổi mề đayhttps://suckhoedoisong.vn/giai-phap-an-uong-khi-bi-di-ung-noi-me-day-169148657.htm

    Ngày tham khảo: 31/12/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người