Giải mã đường huyết sau ăn theo nghiên cứu mới nhất
Đường huyết sau ăn là một câu chuyện không mới cũng chẳng cũ đối với chúng ta, đặc biệt những người bệnh tiểu đường. Chỉ số này phản ánh sự chuyển hóa đường trong cơ thể chúng ta sau bữa ăn. Đôi lúc, chỉ số này có thể tăng cao ngoài kiểm soát. Vậy đường huyết sau ăn khi nào là tăng cao? Thức ăn tác động như thế nào đối với cơ thể? Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giải đáp những câu hỏi trên theo cập nhật mới nhất. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
Đôi nét về đường huyết – đường huyết sau ăn
Đường huyết là gì?
Bạn có biết cơ thể của chúng ta là một nhà máy tạo đường huyết. Những thức ăn hay đồ uống có carbohydrate (tinh bột) sau khi được tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành đường gọi là glucose. Lượng đường trong máu là nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Từ suy nghĩ, hoạt động thể chất và cả khi ngủ đều cần năng lượng để duy trì.
Đường huyết sau ăn là gì?
Quá trình tiêu hóa và chuyển hóa đường thường diễn ra từ 1-2 tiếng sau bữa ăn. Do đó, chỉ số này sẽ tăng cao hơn nhiều so với lúc bình thường hay lúc ta đói. Chỉ số này cũng dùng để đánh giá sự dung nạp thức ăn của chúng ta liệu có vừa phải hay chưa.

Mức đường huyết sau ăn tiêu chuẩn theo đối tượng
Mức đường huyết sau ăn thay đổi theo từng nhóm tuổi và cơ địa. Đường huyết phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Đã từng mắc bệnh tiểu đường chưa?
- Thời gian mắc bệnh là bao lâu?
- Tuổi tác.
- Những bệnh lý đi kèm.
- Bệnh tim và biến chứng bệnh tiểu đường.
- Đã từng hạ đường huyết trước đây chưa?
Sau đây YouMed sẽ đưa ra mức đường lý tưởng của từng nhóm tuổi theo cập nhật mới nhất.
Khi bạn không mắc bệnh tiểu đường
- Trẻ dưới 5 tuổi: < 250 mg/dL.
- Trẻ từ 6-11 tuổi: < 225 mg/dL.
- Thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi: < 200 mg/dL.
- Người lớn không mang thai, đo đường huyết một giờ sau bữa ăn: 90-180 mg/dL.
Khi bạn có mắc bệnh tiểu đường
- Trẻ em từ 0-18 tuổi, đo đường huyết một giờ sau bữa ăn: < 200 mg/dL.
- Người lớn không mang thai, dùng insulin trước bữa ăn: <180 mg/dL.
- Người lớn không mang thai, không dùng insulin trước bữa ăn: <140 mg/dL.
- Phụ nữ mang thai, mắc tiểu đường type 1 hay 2, đo đường một giờ sau ăn: < 110-140 mg/dL.
Thức ăn ảnh hưởng đường huyết như thế nào?
Các chất chuyển hóa như thế nào trong đường huyết sau ăn?
Bật mí nhỏ với bạn, khi ăn thức ăn, cơ thể sẽ chia nhỏ thức ăn thành những nhóm chính, bao gồm:
- Carbohydrate (chất đường, tinh bột và chất xơ).
- Protein (chất đạm).
- Chất béo.
- Vitamin và khoáng chất.
Mọi cơ quan đều cần những nhóm chất này. Do đó, chúng ta cần một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng giữa các thành phần trên. Trong đó, carbohydrate gồm 3 loại (tinh bột, đường và chất xơ) ảnh hưởng đặc biệt tới lượng đường trong máu.

Nguyên lý chung là càng nhiều carbohydrate được tiêu hóa, lượng đường huyết càng cao. Ngoài ra, không phải 3 nhóm chất trong nhóm carbohydrate đều chuyển hóa thành đường giống nhau.
Đường đóng vai trò gì trong đường huyết sau ăn?
Các loại thực phẩm được phân loại theo từng nhóm carbohydrate như sau:
- Tinh bột hay carbohydrate phức hợp: đến từ các loại đậu hạt và ngũ cốc.
- Đường: trái cây, các loại bánh, thức uống ngọt, ngũ cốc chế biến sẵn,…
- Chất xơ: có trong các sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt, đậu gà, trái cây có múi, lê, bắp cải,…
Những nhóm thực phẩm này được đánh giá chỉ số đường huyết của thực phẩm dựa trên thang điểm 100. Theo đó, những món ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ được tiêu hóa nhanh hơn và làm tăng đường huyết rõ rệt. Ngược lại, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ ít tác động đường huyết.
Chiến lược quản lý đường huyết sau ăn
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Ăn nhiều bữa nhỏ.
- Nên để các loại rau không có tinh bột, giàu chất xơ chiếm ½ khẩu phần ăn.
- Uống những thức uống tốt cho đường huyết.
Gợi ý những thực phẩm cần dùng
- Những rau quả không có tính bột: như măng, bông cải xanh hay trắng, cà rốt, rau cần tây, dưa leo, nấm, ớt, đậu hà lan, bí đao, cà chua,…
- Protein ít chất béo: như thịt gà, các loại cá, thịt nạc, phô mai, các loại hạt và bơ,…
- Những thực phẩm có nhiều đường tự nhiên thay thế: trái cây, sữa chua, kem chua, sữa,…
- Một số thức uống tốt trong việc giữ lượng đường trong máu: trà không đường, cà phê không đường, các loại đồ uống không đường,..

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên bổ sung nguồn protein nạc từ thịt heo, thịt bò, thịt gà, phô mai. Đồng thời, chúng ta nên sử dụng chất béo có lợi cho tim như dầu ô liu, các loại hạt, bơ đậu phộng để giúp giảm ảnh hưởng của đường huyết trong các bữa ăn chính. Đôi khi bạn có thể ăn theo sở thích những thực phẩm chiên xào theo ý thích nhưng không quá mức.
Ai cần đo chỉ số đường huyết sau ăn?
- Đối với người khỏe mạnh, kiểm tra chỉ số đường huyết như một biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh tật.
- Đối với người bệnh tiểu đường, chỉ số này sẽ giúp bạn nắm bắt được rối loạn, ngăn ngừa những biến chứng như suy tim, đột quỵ, bệnh thận, mờ mắt và cắt cụt chi.
Bật mí cho bạn việc theo dõi lượng đường trong máu sẽ giúp bạn hiểu biết nhiều điều hơn ngoài chỉ số đường huyết. Thông số này sẽ giúp bạn xác định đáp ứng điều trị insulin, sự cân bằng thực phẩm và hoạt động.
Những đối tượng cần đo là:
- Người bệnh tiểu đường đang điều trị insulin.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có thừa cân – béo phì.
- Người có đường huyết cao, khó kiểm soát đường huyết.
- Người có đường huyết thấp, hay có đường huyết thấp không triệu chứng.
- Người có ceton trong máu đo đường huyết tăng cao.
Đường huyết sau ăn ngày càng cần được quan tâm nhiều hơn nữa khi mà nguồn thực phẩm ngày càng phong phú. Sự đa dạng hóa của thực phẩm giúp ta có nhiều lựa chọn hơn nhưng cũng cần cẩn thận hơn. Để duy trì đường huyết an toàn, chúng ta nên thường xuyên sử dụng thực phẩm ít làm tăng đường. Bạn cũng cần lưu ý mức đường huyết phù hợp với bạn thân tùy theo nhóm tuổi. Bác sĩ Vũ Thành Đô chúc bạn có một mức đường huyết sau ăn duy trì ổn định.
Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .
Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chat miễn phí
với bác sĩ

Video call
với bác sĩ

Nhận và lưu trữ hồ sơ, toa thuốc, lịch sử khám

Mua trực tuyến các sản phẩm y tế, sức khỏe chính hãng

Đọc tin y tế
chính thống
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
High Blood Sugar and Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-hyperglycemia
Ngày tham khảo: 25/07/2021
-
What Are Normal Blood Sugar Levels After Eating?https://www.verywellhealth.com/blood-sugar-levels-after-eating-5118330
Ngày tham khảo: 25/07/2021
-
How Does Eating Affect Your Blood Sugar?https://www.healthline.com/health/and-after-effect-eating-blood-sugar
Ngày tham khảo: 25/07/2021
-
Pre and Post Meal Testinghttps://www.diabetes.co.uk/features/pre-and-post-meal-testing.html
Ngày tham khảo: 25/07/2021