YouMed

Liệu giác hơi trị mụn có thật sự hiệu quả?

bác sĩ NGUYỄN VŨ THU THẢO
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Vũ Thu Thảo
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Giác hơi là một liệu pháp điều trị cổ truyền, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý, kể cả da liễu. Trong các tài liệu, giác hơi dùng để điều trị mụn trứng cá và bệnh chàm. Vậy hiệu quả thực sự của giác hơi trị mụn như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Youmed sẽ làm sáng tỏ vấn đề này

Giác hơi là gì?

Những năm 1500 trước Công nguyên, tại Ấn Độ, giác hơi đã được sử dụng điều trị viêm mắt, viêm amidan, đau đầu, gout và mất ngủ. Cốc giác hơi được làm bằng tre, thủy tinh, hoặc đất nung. Cơ chế về liệu pháp giác hơi không rõ ràng, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng vị trí của cốc trên các huyệt dẫn đến hiệu quả điều trị.

Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là vấn đề da khá phổ biến

Có hai loại giác hơi: giác hơi ướt và giác hơi khô. Hai phương pháp này chỉ khác nhau một số điểm cơ bản, cụ thể là:

Giác hơi khô

Cồn khô được đốt trong cốc giác hơi, rồi đặt cốc lên trên lưng bệnh nhân. Môi trường chân không sẽ hút da lên trên về phía đáy cốc. Đôi khi sau khi giác hơi, sẽ để lại các dấu bầm trên da.

Giác hơi ướt

Cũng giống giác hơi khô, nhưng khi rạch trên da, và máu chảy ra thì gọi là giác hơi ướt. Vết rạch da dài 1 cm và sâu 4 mm. Giác hơi ướt có hiệu quả hơn vì nó thay đổi hệ tuần hoàn. Đầu tiên, khi mất máu sẽ kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu và bạch cầu. Thứ hai là, giảm độ nhớt máu còn giúp tăng vận tốc dòng chảy máu

Sự thật về tin đồn giác hơi trị mụn?

Giác hơi trị mụn theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, mụn được gây bởi nhiệt, đàm thấp và huyết ứ. Nhìn chung, giác hơi ướt thường được dùng để điều trị mụn, vì có thể loại trừ huyết ứ và giảm nhiệt (nóng, sưng) ở vết mụn. Giác hơi ướt có khả năng giảm viêm và chống quá trình oxy hóa, nên có khả năng điều trị mụn.

Có nhiều nghiên cứu điều trị đơn lẻ giác hơi, và sử dụng giác hơi kết hợp với các phương pháp khác trong điều trị mụn. Đặc biệt là khả năng giảm viêm và mụn trứng cá. Trong Y học cổ truyền, người ta hay kết hợp giác hơi với châm cứu và dùng thuốc điều trị mụn.

Nghiên cứu chứng minh giác hơi trị mụn hiệu quả

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp tác dụng của giác hơi cho thấy rằng. Kết hợp giác hơi trị mụn cho hiệu quả hơn chỉ dùng thuốc điều trị. Kết hợp châm cứu với giác hơi cho hiệu quả rõ rệt hơn chỉ dùng châm cứu. Ví dụ, trong một thử nghiệm nhỏ, kết hợp giác hơi với đắp mặt nạ thảo dược cho thấy cải thiện rõ rệt. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng 10 trong 11 bệnh nhân có mụn trứng cá, điều trị giác hơi, giảm triệu chứng rõ rệt. Trên những bệnh nhân này, nồng độ IgE and IL-2 trong huyết tương giảm và tăng nồng độ C3 rõ rệt.

Khi điều trị những tình trạng viêm như mụn trứng cá, mục đích điều trị là loại trừ nhiệt độc. Thường được thực hiện ở trên lưng. Thậm chí nếu mụn trên mặt hoặc ngực, người ta vẫn giác hơi ở lưng.

Giác hơi trị mụn
Giác hơi ở lưng loại trừ huyết ứ và nhiệt độc

Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 103 bệnh nhân bị mụn ở mặt. Dùng giác hơi điều trị phối hợp cùng với kháng sinh. Kết quả cho thấy giác hơi góp phần tiến triển rõ rệt trong điều trị mụn. Sáu thử nghiệm đánh giá hiệu quả của giác hơi trị mụn. Kết quả thấy tỷ lệ chữa khỏi, của giác hơi ướt tốt hơn đáng kể so với thuốc, chẳng hạn như tanshinone, tetracycline và ketokonazole. Chất lượng cuộc sống tăng rõ rệt trong nhóm được điều trị giác hơi.

Những tác dụng khác của giác hơi

Giác hơi đã được sử dụng trong da liễu trong điều trị Herpes Zoster, về tỷ lệ chữa khỏi, tỷ lệ cải thiện triệu chứng. Giác hơi phối hợp với acyclovir, B1, B12 điều trị Herpes Zoster.

Ngoài tác dụng điều trị mụn, giác hơi vùng mặt giúp

  • Làm sáng da
  • Kích thích các tế bào sản xuất và tiết ra collagen
  • Làm mờ nếp nhăn
  • Ngăn ngừa & điều trị mụn trứng cá
  • Giảm hoặc tăng sắc tố da
  • Giảm sẹo mụn
  • Giảm kích thước lỗ chân lông
  • Làm săn chắc da và nâng da

Giác hơi còn được sử dụng trong điều trị liệt VII ngoại biên, ho, mất ngủ, thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm.

Giác hơi mặt có giống với giác hơi toàn thân không?

Giác hơi mặt và giác hơi toàn thân có điểm giống và khác nhau.

Thường cốc ở giác hơi mặt nhỏ hơn và mềm hơn. Chúng thường được dùng để kéo thượng bì tách lớp với lớp trung bì và hạ bì. Giúp tăng dòng máu đến lớp da nông để tái tạo lại làn da mà không để dấu hằn trên mặt.

Tai biến nếu giác hơi sai cách

Mặc dù giác hơi trên khuôn mặt thường an toàn nhưng vẫn có thể có những tác dụng phụ nhỏ. Chúng thường xảy ra trong hoặc ngay sau khi điều trị.

Bạn có thể gặp phải tình trạng tạm thời:

Giác hơi có thể gây ra các tác dụng phụ như đổi màu da, sẹo, bỏng, nhiễm trùng và có thể làm nặng thêm bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.

Ngoài ra, các trường hợp hiếm gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu bên trong hộp sọ (sau khi giác hơi trên da đầu) và thiếu máu do mất máu (sau nhiều lần giác hơi ướt).

Những điều cần lưu ý khi giác hơi trị mụn

  • Làm sạch thật kĩ vùng mặt
  • Chọn bác sĩ điều trị có uy tín
  • Không giác hơi trên vùng da có vết loét, vết thương hở trước đó
  • Cẩn thận với tình trạng bỏng da
Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ gương mặt
Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ gương mặt

Mặc dù có một số nghiên cứu về giác hơi trị mụn, nhưng mức độ tin cậy của chứng cứ chưa cao. Đồng thời, cỡ mẫu của nghiên cứu còn nhỏ. Nên cần có những nghiên cứu sâu hơn về giác hơi trị mụn. Người bệnh khi mắc tình trạng mụn dai dẳng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này. Vì giác hơi trị mụn chưa phổ biến, và người có chuyên môn thực hiện không nhiều, nên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, hoại tử vùng da.

Xem thêm: Bấm huyệt trị mụn: Liệu pháp điều trị vấn đề da hiệu quả

Bài viết này của YouMed khuyến cáo bạn đọc nên cẩn trọng khi sử dụng một liệu pháp điều trị chưa có nghiên cứu rõ ràng. Nếu nhiễm trùng, hoại tử da sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Is Cupping Therapy?https://www.healthline.com/health/cupping-therapy#takeaway

    Ngày tham khảo: 01/08/2021

  2. Everything You Need to Know About Facial Cuppinghttps://www.healthline.com/health/facial-cupping

    Ngày tham khảo: 01/08/2021

  3. An Updated Review of the Efficacy of Cupping Therapyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3289625/pdf/pone.0031793.pdf

    Ngày tham khảo: 01/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người