YouMed

Giác mạc hình chóp và những điều cần biết

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Bệnh giác mạc hình chóp là một bệnh lý của giác mạc ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực. Đây là một bệnh tiến triển lâu dài và nếu không điều trị kịp thời thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Vậy giác mạc hình chóp là gì?  Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Liệu bệnh có nguy hiểm không?

Phân biệt giác mạc bình thường và giác mạc hình chóp

Giác mạc bình thường

Giác mạc bình thường là một lớp màng mỏng trong suốt cong đều đặn từ trung tâm ra đến ngoại vi.

Giác mạc vốn là một thành phần giúp bảo vệ nhãn cầu và tham gia vào chức năng khúc xạ của mắt

Bình thường giác mạc sẽ chiếm 1/6 chu vi trước của nhãn cầu và nối với củng mạc.

Giác mạc hình chóp

Giác mạc hình chóp là một bệnh lý hiếm gặp. Thường bệnh sẽ ảnh hưởng ở lứa tuổi từ 10 đến 25 tuổi. Và bệnh có thể tiến triển trong khoản thời gian rất dài.

Trong bệnh giác mạc hình chóp thì giác mạc sẽ có cấu trúc bị suy yếu. Từ đó giác mạc không giữ được hình dạng như bình thường mà sẽ lồi phần trung tâm của giác mạc ra ngoài thành hình chóp.

Do đó giác mạc hình chóp sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của mắt gây suy giảm thị lực và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng lên người bệnh.

Bệnh giác mạc hình chóp
Bệnh giác mạc hình chóp

Nguyên nhân gây giác mạc hình chóp là gì?

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được đâu là nguyên nhân gây ra bệnh giác mạc hình chóp. Mặc dù vậy người ta nhận ra đây là một bệnh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và môi trường.

Cứ khoảng 10 bệnh nhân giác mạc hình chóp sẽ có 1 bệnh nhân cũng có người thân mắc bệnh tương tự.

Ngoài ra bệnh còn có liên quan đến các chất chống oxy hóa bảo vệ giác mạc. Vốn giác mạc bình thường sẽ có các sợi collagen trong mắt giúp giác mạc giữ được hình dạng. Khi những sợi này yếu đi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của giác mạc gây ra bệnh giác mạc hình chóp.

Bình thường, các chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các sản phẩm phụ có hại của tế bào và bảo vệ các sợi collagen. Nhưng nếu các chất chống oxy hóa giảm, collagen sẽ yếu đi và gây ra giác mạc hình chóp.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ các bạn cần chú ý do có thể tăng nguy cơ mắc giác mạc hình chóp:

  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh giác mạc hình chóp
  • Có thói quen dụi mắt một cách thô bạo
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác kèm theo (như viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Down, hội chứng Ehlers-Danlos, hen,…)
  • Tuổi: bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến những người trên 40 tuổi, tuy nhiên khá hiếm.
  • Các tình trạng viêm trong những bệnh lý như dị ứng, hen suyễn,…cũng có thể làm ảnh hưởng đến các mô của giác mạc
  • Sắc tộc: một số nghiên cứu cho thấy người Da đen và người La-tin có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người da trắng.

Giác mạc hình chóp có nguy hiểm không?

Bệnh giác mạc hình chóp là một bệnh rất nguy hiểm do ảnh hưởng lớn về các đặc tính khúc xạ của giác mạc (loạn thị không đều). Nếu không điều trị sớm bệnh thậm chí có thể diễn tiến đến mù lòa.

Các bệnh nhân mắc bệnh đa phần đều sẽ có thị lực rất yếu. Ngoài ra, việc mang kính trong ở bệnh giác mạc hình chóp không thể hoàn toàn giúp điều chỉnh được thị lực.

Các bạn cũng cần phải chú ý đến biến chứng giảm thị lực đột ngột và sẹo giác mạc do giác phồng lên nhanh. Giác mạc bị sẹo sẽ làm cho các ảnh hưởng thị lực ngày càng nghiêm trọng. Và thậm chí cần phải điều trị phẫu thuật ghép giác mạc để giúp điều trị bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giác mạc hình chóp có thể thay đổi tùy theo mức độ tiến triển của bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Suy giảm thị lực
  • Thay đổi thị lực đột ngột
  • Phù giác mạc
  • Dấu Munson
  • Nhìn thấy những vệt sáng hào quang
  • Nhìn đôi (song thị)
  • Nhìn mờ
  • …..

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Để chẩn đoán giác mạc hình chóp bác sĩ sẽ dựa vào đo hình dạng của giác mạc.

Có nhiều cách khác nhau để đo hình dạng giác mạc. Nhưng phương pháp phổ biến nhất là địa hình giác mạc (corneal topography). Đây là kỹ thuật giúp chụp và phân tích những bất thường trên giác mạc để chẩn đoán bệnh

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kết hợp sử dụng đèn khe (kính hiển vi khám mắt) để hỗ trợ chẩn đoán. Bệnh nhân thường sẽ có những nếp trên giác mạc gọi là vân vogt.

Các công cụ khác cũng giúp chẩn đoán bệnh như đo tật khúc xạ mắt, đo độ cong giác mạc (Keratometry),….

giác mạc chóp
Chẩn đoán bệnh giác mạc chóp

Cách điều trị bệnh như thế nào?

Điều trị bệnh giác mạc chóp sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng tiến triển của bệnh. Sẽ có có hai cách chính để điều trị bệnh, bao gồm sử dụng kính và phẫu thuật

Sử dụng kính

Đây là phương pháp để giúp cải thiện thị lực cho bệnh nhân. Thường dùng đối với bệnh từ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại kính như:

  • Kính gọng
  • Kính áp tròng mềm
  • Kính áp tròng cứng
  • Kính áp tròng tổng hợp
  • Kính áp tròng Scleral.

Ngoài ra, sự tiến triển của bệnh giác mạc chóp đòi hỏi bệnh nhân phải thay kính liên tục. Kính áp tròng sẽ có thể giúp cải thiện thị lực tốt hơn khi kính gọng không còn tác dụng.

Phẫu thuật ghép giác mạc

Khi một bệnh nhân giác mạc hình chóp đeo kính mà vẫn chưa thể cải thiện được thi lực hay bện nhân có sẹo giác mạc trầm trọng. Thì bệnh nhân có thể cân nhắc để phẫu thuật ghép giác mạc.

Có những phương pháp phẫu thuật bệnh nhân có thể lựa chọn như đặt vòng implant trong giác mạc, phẫu thuật ghép giác mạc.

Trong trường hợp này bệnh nhân nên tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân.

Việc chú ý và phát hiện sớm bệnh giác mạc hình chóp để có thể điều trị kịp thời bệnh là vô cùng cần thiết. Do nếu bệnh bệnh tiến triển lâu dài có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các bạn nếu có các dấu hiệu của bệnh thì cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/keratoconus/diagnosis-treatment/drc-20351357
  2. https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-keratoconus

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người