Làm cách nào để giảm đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh?
Nội dung bài viết
Mùa đông khi trời trở lạnh, xương khớp lại thường “biểu tình” khiến bao người cảm thấy đau nhức, tê cứng, giảm chất lượng cuộc sống… Vậy làm sao có thể “ăn ngon, ngủ yên”, không còn đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu các giải pháp chặn đứng cơn đau khớp vào mùa lạnh nhé.
1. Giữ ấm đúng cách
Cần mặc đủ ấm, đặc biệt là ở các vùng xương khớp hay bị đau nhức. Đặc biệt cần giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng.
Mùa lạnh cần tắm, rửa bằng nước ấm. Phòng tắm nên kín gió, tránh gió lùa.
Bạn có thể ngâm chân, tay trong nước nóng và xoa bóp nhẹ nhàng. Điều này vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu bênh trong.
Tuy nhiên, tránh để tay chân bị ẩm ướt. Cần nhanh chóng lau khô người sau khi tiếp xúc với nước.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp
2. Dùng thuốc hợp lý
Các thuốc giảm đau thông thường có giúp thể kiểm soát được cơn đau tạm thời trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, có nhiều người tự ý mua thuốc chứa corticoid (prednisolon, methylprednisolon, dexamethason…) để uống như một thần dược giúp giảm cơn đau nhức. Nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi bệnh nhân sử dụng bừa bãi. Thuốc có thể làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày, loét dạ dày thậm chí gây chảy máu dạ dày cấp. Ngoài ra, chúng còn làm nặng thêm tình trạng đái tháo đường ở các bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý đái tháo đường. Dùng lâu dài có thể gây loãng xương. Vì vậy, đối tượng người cao tuổi, người bị bệnh dạ dày, người bệnh đái tháo đường… cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc này. Chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thể dục với bệnh nhân cơ xương khớp
3. Vận động
Trời trở lạnh dễ khiến ta “lười” hơn và ngại tập luyện. Đặc biệt với những người bị đau xương khớp lại càng sợ vận động khi trời rét. Điều này khiến các khớp dễ bị tê cứng hơn. Do đó, dù thời tiết lạnh thì vẫn cần vận động. Tuy nhiên, nên vận động một cách khoa học và nên áp dụng các bài tập theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa khớp.
Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh nên tập co duỗi các khớp ngón tay, chân. Động tác co duỗi sẽ giúp máu lưu thông tốt đến các khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Làm gì khi đau khớp háng?
Các bài tập thể dục buổi sáng vẫn nên duy trì hàng ngày. Nên tập thể dục 15-30 phút mỗi ngày để duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng và giúp xương khớp linh hoạt. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, chạy, yoga… Trong ngày bạn cũng nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, tránh để các khớp bất động quá lâu.
Tuy nhiên, nếu khớp có biểu hiện sưng nóng đỏ đau dữ dội, chứng tỏ đang bị viêm cấp tính. Khi đó, bạn nên hạn chế vận động, không nên xoa dầu nóng, bóp rượu vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm.
5. Ăn uống
Người bệnh xương khớp cần duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân.
Ngoài ra, nên tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa omega-3 (cá hồi, cá ngừ…); canxi, vitamin A, C, E, D. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Top 7 bệnh viện và phòng khám cơ xương khớp chất lượng tốt và uy tín tại TP.HCM