YouMed

Giãn tĩnh mạch chân: Đừng thờ ơ với chính mình!

bác sĩ hồ ngọc lợi
Tác giả: ThS.BS Hồ Ngọc Lợi
Chuyên khoa: Lão khoa, Nội tổng quát, Y học gia đình

Giãn tĩnh mạch chân hiện nay ngày càng trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể để lại các biến chứng nặng về sau nếu không được chăm sóc và điều trị từ sớm. Hãy cùng bác sĩ Hồ Ngọc Lợi tìm hiểu về căn bệnh này để có những kiến thức phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình bạn nhé!

Đối tượng dễ bị giãn tĩnh mạch chân

Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của hormon nữ, thai nghén, hoặc do phải đứng lâu trong một số nghề nghiệp đặc biệt như: bán hàng, tiếp tân, thợ dệt, nội trợ… Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch như: tuổi tác, di truyền, thừa cân, béo phì

giãn tĩnh mạch chân
Nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân do đi đứng lâu

Hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể gặp ở bệnh nhân dưới 20 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân là nam giới cũng tăng lên.

Xem thêm: Bệnh giãn tĩnh mạch chân: triệu chứng và cách phòng chống

Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh mạn tính, thường diễn biến âm thầm nhiều năm. Các triệu chứng thường thấy của bệnh:

  • Nặng chân, nhanh mỏi chân khi đứng lâu, ngồi lâu;
  • Sưng phù nhẹ ở mắt cá chân khi đứng, ngồi lâu.
  • Căng tức bắp chân, nóng chân về chiều;
  • Chuột rút về đêm;
  • Triệu chứng đau và căng tức thường sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ;
  • Về sau, các triệu chứng nặng dần, các tĩnh mạch bị giãn và nổi ngoằn ngoèo, gây mất thẩm mỹ.

Xem thêm: Bệnh Giãn tĩnh mạch: Những điều cần chuẩn bị trước khi khám

giãn tĩnh mạch chân
Một trong những biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân là tĩnh mạch bị giãn và nổi ngoằn ngoèo

Mối nguy hại khi không điều trị từ sớm

Các triệu chứng bệnh ở thời gian đầu thường dễ bị bỏ qua. Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng này thường không rõ ràng và thường mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chân chưa giãn nhiều, không thấy rõ. Điều này dẫn đến việc người bệnh ít chú ý đến và thường bỏ qua. Nhiều người còn tự tìm đến nhà thuốc tây để mua thuốc bổ sung thêm canxi hoặc thuốc giảm đau vì lầm tưởng đó là triệu chứng của bệnh cơ xương khớp.

Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Những vùng da có tĩnh mạch giãn nhiều có thể bị loét. Nếu không được chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm trùng da, lở loét da diện rộng.

giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến nhiễm trùng da, lỡ loét diện rộng

Xem thêm: Các bài tập tại nhà cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Ngoài ra, hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân hình thành cục máu đông. Nếu để lâu, các cục máu đông có thể bong ra. Sau đó đi theo theo dòng máu đi ngược lên phổi, tim làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao.

Trên thực tế, suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mãn tính và không thể tự chữa khỏi. Vì vậy, để điều trị hiệu quả và ngăn biến chứng nặng về sau. Bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được tư vấn tầm soát và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu về suy giãn tĩnh mạch.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người