YouMed

Hạ canxi máu có nguy hiểm không? Lời giải từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Sự thiếu hụt canxi trong thời gian dài có thể dẫn đến các vẫn đề về răng và xương. Mức độ nhẹ có thể không gây triệu chứng gì. Vậy sự hạ canxi máu có nguy hiểm không? Trong bài viết này, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giải đáp câu hỏi này cũng như chia sẻ một số nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ canxi máu.

Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Nồng độ canxi máu thấp có thể làm tăng nguy cơ đột tử do ngừng tim. Nghiên cứu đã chỉ ra, người có mức canxi thấp có nguy cơ bị ngừng tim cao gấp đôi so với những người có mức canxi cao. Tình trạng này gây tử vong trong hơn 90% trường hợp.1

Mức canxi bao nhiêu là nguy hiểm?

Đối với người lớn trên 40 tuổi, mức canxi bình thường khoảng 9.3 – 9.9 mg/dl.2 Nồng độ canxi cao hơn gợi ý bệnh tuyến cận giáp.

Nếu cơ thể không nhận đủ canxi và vitamin D thì sẽ lấy canxi từ xương, điều này được gọi là tình trạng mất khối lượng xương. Mất khối lượng xương làm xương trở nên yếu và xốp, dẫn tới nguy cơ bị loãng xương.

Biến chứng thiếu canxi không được điều trị

Tình trạng thiếu hụt canxi lâu dài không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Các vấn đề về nha khoa: sâu răng, chân răng, nướu răng yếu.
  • Phiền muộn, mệt mỏi.
  • Các vấn đề về da khác nhau
  • Đau khớp, đau cơ mãn tính.
  • Gãy xương.

Nguyên nhân gây hạ canxi máu

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hạ canxi máu đó là:

  • Người mắc bệnh thận mạn.
  • Người nghiện rượu, bia.
  • Sự thiếu hụt vitamin D và magie. Do làm giảm chuyển hóa canxi trong cơ thể.
  • Người mắc các bệnh lý về máu ví dụ là bệnh bạch cầu.
  • Người dùng nhiều caffein. Vì caffein làm giảm hấp thu canxi.
  • Bệnh nhân đang, đã điều trị bằng hóa trị.
  • Người dùng thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác.

Hạ canxi có thể do một số nguyên nhân nêu trên. Ngoài ra nó có thể do suy tuyến cận giáp, cũng như do chế độ ăn uống.

Triệu chứng hạ canxi máu

Thiếu canxi nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phát triển khi tình trạng bệnh tiến triển. Triệu chứng hạ canxi máu có thể khác nhau ở từng đối tượng.

1. Ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, hạ canxi có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Kích thích cơ hoặc ngủ gà, chậm chạp.
  • Trẻ hay bỏ bú, chán ăn.
  • Trẻ có dấu tăng phản xạ gân xương.
  • Dấu co rút cơ (dấu Trousseau).
  • Co giật, run tay, chân.

2. Ở người lớn

  • Dấu tăng phản xạ gân xương (dấu Chvostek).
  • Dấu co thắt cơ (dấu Trousseau).
  • Thường xuyên bị chuột rút.
  • Triệu chứng co giật.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn cảm giác ở bàn tay, bàn chân.

3. Hạ canxi máu cấp

Tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng có thể có các triệu chứng sau:

  • Hay nhầm lẫn, mất trí nhớ, ảo giác.
  • Co thắt cơ, chuột rút.
  • Tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, mặt
  • Móng tay yếu và dễ gãy
  • Tóc mọc chậm, mỏng.
  • Dễ gãy xương

Trên lâm sàng, hạ canxi máu cấp thường được biểu hiện bằng cơn tenany. Cơn tenany là tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng, khi nồng độ canxi máu < 1.9 mmol/L.3

Khi bệnh nhân có dấu hiệu hạ canxi máu cấp hoặc cơn tetany cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa hạ canxi

Cách an toàn và dễ dàng nhất để phòng ngừa hạ canxi là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống.

Bạn có thể bổ sung canxi qua một số thực phẩm giàu canxi như:

  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua.
  • Các loại đậu.
  • Quả sung.
  • Bông cải xanh.
  • Đậu hũ, sữa đậu nành.
  • Rau bina.
  • Ngũ cốc.
  • Các loại hạt như hạt hạnh nhân và hạt vừng.

Trước khi bổ sung canxi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì nếu hấp thụ quá nhiều canxi, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, sỏi thận và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Khi sự thiếu hụt canxi nghiêm trọng hoặc khi bổ sung bằng chế độ ăn uống không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm canxi truyền tĩnh mạch.

Thực phẩm chứa nhiều canxi cần bổ sung
Cách tốt nhất để phòng ngừa hạ canxi máu là bổ sung canxi tự nhiên qua chế độ ăn uống

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy các triệu chứng hạ canxi nói trên, bạn cần thăm khám với bác sĩ. Các bác sĩ xác định nồng độ canxi trong huyết tương qua một số xét nghiệm.

Sự thiếu hụt canxi có thể do nhiều nguyên nhân. Cách tốt nhất là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống. Hàm lượng canxi được khuyến nghị cho người lớn từ 19 – 50 tuổi là 1.000 mg/ ngày. Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên và nam giới từ 71 tuổi trở lên nên tiêu thụ 1.200 mg/ngày.4

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Low serum calcium may increase risk of sudden cardiac arresthttps://www.sciencedaily.com/releases/2017/10/171005141839.htm

    Ngày tham khảo: 15/07/2021

  2. Normal Blood Calcium Levels Depend on Agehttps://www.parathyroid.com/Normal-Blood-Calcium-Levels.htm

    Ngày tham khảo: 15/07/2021

  3. SOCIETY FOR ENDOCRINOLOGY ENDOCRINE EMERGENCY GUIDANCE: Emergency management of acute hypocalcaemia in adult patientshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5314808/

    Ngày tham khảo: 15/07/2021

  4. Calciumhttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-Consumer/

    Ngày tham khảo: 15/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người