Hạt đác: đặc sản thơm ngon và nhiều dinh dưỡng
Nội dung bài viết
Hạt đác còn có tên gọi khác là hột đác, hạt đát hay hạt đác. Loại hạt này xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền nam trung bộ nước ta, và tập trung nhiều nhất ở tỉnh Khánh Hòa. Với vị béo bùi, lạ miệng nhưng đầy bổ dưỡng, Hột đát là một trong những đặc sản ở thành phố Nha Trang. Loại hạt này góp phần làm phong phú thêm thế giới ẩm thực của thành phố biển.
Để rõ hơn tác dụng của loại thực phẩm quen thuộc nhưng nhiều tác dụng hữu ích này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Hạt đác là gì?
Tên khoa học là: arenga pinnata
Hạt đác hay còn gọi là hạt đoác. Được thu hoạch từ cây đác hay còn được gọi là cây búng báng (cây báng). Nó có màu trắng tự nhiên, sáng bóng, da trơn láng. Vị ngọt nhạt mát có chút béo bùi, ăn giòn sần sật.
Đặc điểm về cây búng báng
Tên gọi khác: báng, Búng báng, Ðoác, Quang lang, Đao rừng.
Tên khoa học: Arenga pinnata (Wurmb) Merr.
Thuộc họ Cau.
Mô tả cây báng
Cây cao khoảng 7-15m, đường kính khoảng 40-50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc. Lá mọc vòng quanh thân và tập trung nhiều ở phía ngọn, toả rộng ra xung quanh; lá bang hình kép lông chim, dài khoảng 3-5m có nhiều lá chét xếp ở hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài khoảng 0,8-1,2m, rộng khoảng 4-5,5cm, mặt trên lá màu lục, mặt dưới lá trắng như phấn, gốc lá chét ôm lấy cuống lá rộng kéo dài thành đài.
Cụm hoa hình bông mo lớn, dài khoảng 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh nhỏ cong xuống. Hoa đực có hình nón chứa 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả bang hình cầu dài khoảng 3,5-5cm, có màu vàng nâu nhạt, bên trong có 3 hạt, 3 cạnh, màu nâu, quả tiết nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim. Ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng
Quả, thân và rễ – Fructus, Caulis et Radix Arengae.
Phân bố
Nơi sống và thu hái: Báng phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước Ðông Dương, Mianma, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc nhiều ở chân núi ẩm.
Ở Việt Nam , cây mọc trong thung lũng núi đá vôi các tỉnh miền trung du. Trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi.
Khi trái đác chín, sẽ chặt từng buồng quả đem về. đem đốt cháy vỏ để nhựa quả khô lại, rồi đập tách lấy hạt màu trắng, sáng bóng chính là hạt đát
Tác dụng của hạt đác
Theo y học cổ truyền
Trong hạt đác có chứa các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: phospho, sắt, kali, natri, acid lauric, canxi, chloride.
1. Giúp ngăn chặn bệnh loãng xương
Hạt đác bổ sung chất xơ, canxi, carbohydrates. Nhờ đó chống loãng xương và ngừa các bệnh về xương rất tốt.
2. Hỗ trợ quá trình giảm cân
Các chất dinh dưỡng trong hạt giúp cơ thể có khả năng tăng cường sự trao đổi chất. Giúp cho cơ thể giải khát, tăng cường lợi ích cho người bệnh trong quá trình giảm cân.
3. Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp
Trong hạt chứa chất galaktomannan. Nhờ các chất này nên có thể dùng hạt đát để chữa bệnh đau xương khớp hiệu quả.
4. Điều hòa huyết áp
Các thành phần như kali và axit lauric có nồng độ cao nên sẽ rất tốt đối với người bị cao huyết áp.
5. Bổ sung năng lượng
Hạt đát cung các chất dinh dưỡng cao nên việc giúp bổ sung năng lượng hoạt động cho cơ thể rất nhanh và hiệu quả. Các mô và tế bào trong cơ thể bị tổn thương sẽ nhanh phục hồi và tái tạo.
Theo y học hiện đại
Hạt đác đã được sử dụng trong y học dân gian cổ truyền nhờ tác dụng giảm đau và chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất chiết xuất từ quả có tác dụng ức chế phản ứng đau do axit axetic gây ra. Ức chế sự sưng nề do xylene. Đồng thời ức chế rõ rệt việc sản xuất IL-1β, TNF-α, PGE2 và IL-6 là các yếu tố gây viêm.
Chiết xuất từ quả cây báng có thể làm giảm mức đường huyết. Tác dụng chống đái tháo đường của quả cây báng đã được nghiên cứu thông qua một thí nghiệm. Qua thí nghiệm kết luận Chiết xuất từ quả báng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chống đái tháo đường tự nhiên mà không có tác dụng phụ.
Cách dùng hạt đác
Hạt đác tươi ngâm nước, rửa sạch loại bỏ phần nhớt. Luộc qua với nước rồi để ráo. 1 kg đác tươi được ướp với khoảng 300 gam đường. Sau 30 – 45 phút thì rim với lửa nhỏ đến khi cạn nước, hạt đác săn lại.
Người ta thường rim hạt đát cùng với một số nguyên liệu khác như: dứa (thơm), quả dâu tằm, quả dâu tây, chanh dây, lá dứa, nếp cẩm… Khi rim cùng các nguyên liệu này, giúp hạt đác thơm ngon và màu sắc hấp dẫn hơn. Sau khi rim có thể để tủ lạnh ăn dần hoặc dùng với các loại thực phẩm khác như sữa chua, đá lạnh…
Còn có thể dùng hạt đát nấu chè rất tốt cho sức khỏe, kết hợp với đậu xanh ăn giúp làm mát cơ thể, giải độc.
Hiện nay hạt đác còn được dùng để chế biến các sản phẩm như hạt đác sấy dẻo, rim gừng sấy, hoặc rim cùng với nhiều loại trái cây sấy khác để dùng dần…
Hạt đác khô đa số được sử dụng để dùng trong chế biến thuốc chữa và điều trị bệnh.
Lưu ý khi sử dụng
Hạt đác chưa chế biến kịp nên cho vào ngay ngăn mát của tủ lạnh. Tránh để ở nhiệt độ thường quá lâu bởi nó có thể khiến hạt bị hư nhanh hơn.
Với nhiều công dụng hữu ích, giàu các chất dinh dưỡng. Được chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Hạt đác ngày nay được sử dụng rộng rãi trên cả nước. Trở thành món ăn ưa thích của nhiều bạn trẻ vào dịp hè tới. Hy vọng bài viết trên cung cấp những kiến thức hữu ích quý đọc giả. Nếu bạn đọc có những câu hỏi khác hãy liên hệ với chúng tôi. YouMed luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Cây búng báng
http://tracuuduoclieu.vn/cay-bung-bang.html
Ngày tham khảo: 26/05/2021
-
Anti-nociceptive and anti-inflammatory effects of the ethanol extract of Arenga pinnata (Wurmb) Merr. fruithttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31756450/
Ngày tham khảo: 26/05/2021
-
Physicochemical properties of Arenga pinnata Merr. endosperm and its antidiabetic activity for nutraceutical applicationhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32154151/
Ngày tham khảo: 26/05/2021