YouMed

Hệ miễn dịch, chủng ngừa và phong trào anti vắc-xin

bác sĩ đinh gia khánh
Tác giả: Bác sĩ Đinh Gia Khánh
Chuyên khoa: Huyết học - Truyền máu

Với nhiều người khái niệm “Chủng ngừa” vẫn còn là một khái niệm mới mẻ. Đây được xem là một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe mà mỗi người cần phải biết. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chủng ngừa và phong trào anti vắc-xin trong bài viết dưới đây. 

Chủng ngừa là gì? Tại sao phải chủng ngừa?

Chủng ngừa, tiêm chủng, tiêm phòng là quá trình tiêm vào cơ thể một hoặc nhiều loại kháng nguyên (hiểu nôm na kháng nguyên là đặc điểm nhận dạng của mầm bệnh khi tiếp xúc với cơ thể), các kháng nguyên này dưới dạng vắc-xin. Nhằm kích thích hệ miễn dịch hoạt động và giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh đó.

Chủng ngừa giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động và giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh

Các loại vắc-xin?

  • Vắc-xin bất hoạt (vắc-xin chết) : bao gồm những vi khuẩn, virus đã bị tiêu diệt bằng nhiệt độ hoặc hoá chất, do chứa các vi sinh vật đã chết. Loại này gây miễn dịch yếu, cần tiêm nhắc nhiều lần.
  • Loại Vắc-xin giải độc tố: một số loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh bằng cách sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người bệnh. Dựa vào tính chất đó, loại vắc xin này tinh chế ra các kháng nguyên dựa trên các thành phần độc tố đó.
  • Vắc xin sống giảm độc lực: là các tác nhân vi sinh vật, được làm suy yếu, mất khả năng gây bệnh trong môi trường phòng thí nghiệm. Loại vắc-xin này có tính sinh miễn dịch cao, đáp ứng hiệu quả và kéo dài lâu.
  • Ngoài ra còn một số loại vắc-xin khác ứng dụng công nghệ cao như: vắc-xin tách chiết, vắc-xin tái tổ hợp.

Nhìn chung, các loại vắc-xin đều hoạt động trên nguyên tắc đưa vào cơ thể một số kháng nguyên làm hệ miễn dịch nhận diện và tạo cơ chế phòng vệ.

Có phải bệnh nào cũng có vắc-xin phòng ngừa?

Các tác nhân vi sinh vật có rất nhiều cơ chế gây bệnh, và bản thân của chúng cũng có sự biến đổi liên tục. Đối với những chủng vi khuẩn, virus như vậy, việc chế tạo vắc-xin tỏ ra rất khó khăn.

Không phải bệnh nào cũng có vắc-xin phòng ngừa

Vắc-xin đã thay đổi cuộc sống của con người như thế nào?

Một ví dụ được áp dụng trên số đông nhất và dễ thấy nhất là bệnh Sởi.

  • Năm 2018, Hàng triệu người ở Châu Âu đã được tiêm chủng sởi, con số mắc sởi là 83.000 trường hợp. Trước năm 1963, trước khi có vắc-xin chủng ngừa sởi. Gần như 100% trẻ em đều mắc sởi một lần trong đời, ước tính 135 triệu trường hợp mỗi năm.

-> Chúng ta có thể thấy hai con số này khác biệt hết sức rõ rệt.

Một ví dụ khác minh hoạ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh hơn về bệnh sởi khi so sánh với vắc-xin sởi.

Bệnh sởi

Giả sử chúng ta có 10 triệu trẻ, các trẻ này không được tiêm vắc-xin sởi, và đương nhiên sẽ mắc bệnh sởi một lần trong đời.

  • 9,8 triệu trẻ (98%) sẽ bị sốt cao và phát ban.
  • 800.000 trẻ (8%) sẽ bị tiêu chảy.
  • 700.000 trẻ (7%) sẽ bị viêm tai, và có thể dẫn đến điếc hoàn toàn.
  • 600.000 trẻ (6%) sẽ bị viêm phổi (biến chứng nghiêm trọng nhất cho sởi gây ra) -> riêng nó là 12.000 trẻ tử vong.
  • 10.000 trẻ (0.1%) sẽ bị viêm não.
  • 2.500 trẻ (0.025%) sẽ bị viêm não xơ hoá bán cấp tiến triển.

Nhìn chung, có khoảng 250.000 trẻ (25%) trong tổng số trẻ sẽ chịu ảnh hưởng nặng của bệnh Sởi, và 20.000 trẻ (0.2%) sẽ tử vong vì Sởi.

Điều đáng quan ngại là do tác động của virus Sởi, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị tổn hại nặng nề, đây là cơ hội cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Đương nhiên, đứa trẻ cũng sẽ chịu rất nhiều sự khó chịu trong khoảng 2 tuần bệnh bùng phát.

9,8 triệu trẻ sẽ bị sốt cao và phát ban nếu không tiêm vắc-xin sởi

Vắc-xin có tác dụng phụ gì?

Với 10 triệu trẻ trên nếu được tiêm ngừa sởi tất cả thì sẽ có:

  • 100.000 trẻ (10%) sẽ phản ứng sốt.
  • 50.000 trẻ (5%) sẽ phát ban nhẹ.
  • 100 trẻ (0.001%) sẽ có phản ứng dị ứng cần phải được điều trị.
  • 10 trẻ nam (0.0001%) sẽ bị viêm sinh dục.
  • 10 trẻ (0.0001%) sẽ bị biến chứng nặng nề nhất (viêm não)

Khi tiêm vắc-xin cho 10 triệu trẻ, sẽ có khoảng 120 trẻ có tác dụng phụ nghiêm trọng. Giữa lợi ích vượt trội của vắc-xin và các tai biến nặng hiếm gặp có thể có của nó. Chúng ta có thể hiểu tại sao vắc-xin gần như là bắt buộc.

Liệu tiêm vắc-xin có gây nên tự kỷ ở trẻ em?

Thực tế là, thông tin vắc-xin gây tự kỷ đã được chứng minh là vô căn cứ rất nhiều lần. Do đó chúng ta có thể dõng dạc tuyên bố rằng: vắc-xin không gây tự kỷ!

Nếu con tôi không thể tiêm được vắc-xin thì sao?

Vẫn có một số trường hợp không thể tiêm ngừa được. Ví dụ những trẻ cơ địa dị ứng mạnh. Tuy nhiên, đứa trẻ này có thể được bảo vệ nhờ vào cộng đồng.

Nếu >95% dân số trong cộng đồng được miễn dịch thì sẽ phát huy hiệu quả của miễn dịch cộng đồng.

Những trẻ cơ địa dị ứng mạnh không thể tiêm được vắc-xin

Sự cần thiết của việc bài trừ phong trào anti-vaxin

Tổ chức y tế thế giới đã ra tay, cảnh báo và phối hợp với nhiều kênh thông tin để truy quét các thông tin sai sự thật.

Trong khi nhóm không đồng tình lại dựa vào trực giác và các báo cáo ảo mà đã được chứng minh là vô căn cứ.

  • Vắc-xin là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất chúng ta từng có.
  • Vắc-xin là một trong những niềm tự hào lớn nhất của y khoa.
  • Anti-vax đã nhen nhóm đem các mầm bệnh tưởng chừng đã tuyệt chủng quay trở lại nhân loại.

Cuộc chiến giữa vắc-xin và anti-vắc xin không diễn ra trên một sàn đấu công bằng. Các bác sĩ, dược sĩ đã đưa ra khuyến cáo loại bỏ phong trào anti vacxin.

>> Tìm hiểu kỹ hơn về hệ miễn dịch, chủng ngừa và phong trào ANTI VACXIN qua bài viết: Tổng quan về hệ miễn dịch và chủng ngừa

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. http://nicvb.org.vn/tim-kiem/tong-quan-ve-vac-xin-c18-492.aspx
  2. https://www.unicef.org/vietnam/vi/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-th%E1%BA%AFc-m%E1%BA%AFc-v%E1%BB%81-v%E1%BA%AFc-xin
  3. https://sites.google.com/view/sources-vaccines

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người