YouMed

Hội chứng mạch vành cấp: Mối hiểm họa hàng đầu!

Bác sĩ LƯƠNG SỸ BẮC
Tác giả: Bác sĩ Lương Sỹ Bắc
Chuyên khoa: Tim mạch

Hội chứng mạch vành cấp bắt nguồn từ lối sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn không lành mạng và tình hình sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu đi kèm với tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá. Chứng bệnh này có tỉ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Không những thế, bệnh còn gây di chứng nặng nề làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đứng trước những mối nguy đó, mỗi người cần có đầy đủ hiểu biết về hội chứng vành cấp.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức để giúp bạn có thể nhận biết kịp thời và phòng tránh chứng bệnh trên.

1. Hội chứng mạch vành cấp là gì?

Trong cơ thể con người, tim bóp máu đi nuôi các cơ quan thông qua các mạch máu. Quả tim cũng không ngoại lệ. Mạch máu nuôi tim được gọi là “động mạch vành”. Sự giảm máu tới động mạch vành đột ngột được gọi là hội chứng vành cấp. Quá trình này làm tổn thương đến tim, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Sự thiếu máu nuôi tim đột ngột là do máu đông trong lòng động mạch vành. Cục máu đông này cản trở một phần hoặc hoàn toàn dòng máu lưu thông.

Hội chứng vành cấp biểu hiện 2 dạng:

  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Cơn đau thắt ngực không ổn định.
hội chứng mạch vành cấp
Hội chứng mạch vành cấp

2. Tại sao lại bị hội chứng mạch vành cấp

Trong quá trình ăn uống hàng ngày, cơ thể chúng ta tích tụ nhiều mỡ trong máu. Mỡ sẽ đi theo máu và bám vào thành mạch máu trong khắp cơ thể. Quá trình tiếp theo sẽ làm mạch máu bị xơ vữa. Điều này tạo điều kiện cho các yếu tố đông máu trong cơ thể  tạo cục máu đông.

Quá trình này có thể bị đẩy nhanh khi chịu tác động của thuốc lá, rượu bia, v.v

hội chứng mạch vành cấp
Xơ vữa động mạch

3. Những người nào dễ bị hội chứng vành cấp?

Như đã nói ở trên, những người mang các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xơ vữa động mạch sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng vành cấp:

  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ
  • Ít vận động thể lực
  • Béo phì
  • Ngoài ra phái nữ và người cao tuổi cũng được coi là yếu tố nguy cơ của hội chứng vành cấp

>> Xem thêm: Hẹp van động mạch phổi: Bệnh van tim nguy hiểm và những điều cần biết

4. Hậu quả của bệnh là gì?

Hội chứng vành cấp là tình trạng cấp cứu, cần được nhận biết và nhập viện trong thời gian ngắn nhất.

Cũng như các cơ quan khác, khi không đủ máu nuôi tim sẽ chết. Nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả nguy hiểm nhất là bệnh nhân tử vong.

Nếu may mắn qua khỏi hoặc điều trị trễ, tim có thể bị giảm khả năng hoạt động ( còn gọi là suy tim). Khi tim suy, nó sẽ không bóp máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể đầy đủ. Dẫn tới hệ lụy là toàn bộ các cơ quan sẽ suy yếu.

5. Nhận biết hội chứng mạch vành cấp như thế nào?

Với mức độ nguy hiểm cao, chúng ta phải nhận biết sớm biểu hiện của hội chứng vành cấp để có thể nhận được điều trị kịp thời.

Hội chứng vành cấp thường biểu hiện:

  • Đau ngực: người bệnh đau ngực dữ dội sau xương ức, lệch trái, cảm giác bóp nghẹt, “ như có cục đá đè trong ngực”. Đau vã mồ hôi và không giảm khi nghỉ ngơi
  • Khó thở: đột ngột khó thở dữ dội
  • Ngất
  • Rối loạn nhịp tim: đột ngột thấy tim đập nhanh hay chậm cũng là biểu hiện nguy hiểm
  • Buồn nôn
  • Vã mồ hôi

6. Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng vành cấp dựa vào ba yếu tố chính: biểu hiện triệu chứng của bệnh nhân, điện tâm đồ và xét nghiệm men tim.

7. Điều trị bệnh như thế nào?

Dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng bệnh, xét nghiệm,v.v mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Mặc dù vậy, có hai cách điều trị có thể được áp dụng:

  • Can thiệp động mạch vành: bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào động mạch vành của bệnh nhân để xử lý cục máu đông. Tiếp đó, những tổn thương thành mạch vành sẽ được che phủ bằng một dụng cụ gọi là “stent”. Đây là kĩ thuật cao. Tuy nhiên với trình độ y khoa phát triển hiện nay, can thiệp mạch máu là phương pháp điều trị tối ưu đối với hội chứng mạch vành cấp.
can thiệp mạch vành
Can thiệp mạch vành
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc được đưa vào cơ thể sẽ phần nào làm cục máu đông tan ra, hoặc không phát triển thêm.

Nếu được điều trị kịp thời và đúng đắn, tim sẽ hạn chế được tổn thương và vẫn đảm bảo được chức năng bơm máu của mình

>> Xem thêm: Suy tim: Trạm dừng cuối cùng của các bệnh về tim

8. Theo dõi sau hội chứng mạch vành cấp như thế nào?

Điều trị hội chứng vành cấp là điều trị lâu dài, nghiêm ngặt, nhiều yếu tố và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ.

Người bệnh cần tuân thủ y lệnh bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.

Thay đổi lối sống, loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Tuân thủ điều trị kém
Tuân thủ điều trị kém

9. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

  • Lối sống lành mạnh, tích cực: hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, ăn ít thức ăn dầu mỡ.
  • Kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực thể thao
  • Điều trị tốt các bệnh mãn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường..
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ

Hội chứng mạch vành cấp là tình trạng bệnh cấp cứu, nguy hiểm tới tính mạng. Cần nhận biết sớm để nhận được điều trị kịp thời và đúng đắn. Quan trọng nhất là phòng ngừa bệnh, giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể thao và tuân thủ điều trị của bác sĩ là chìa khóa để phòng chống hội chứng vành cấp cũng như các bệnh lý tim mạch khác.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Châu Ngọc Hoa (2012). Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, TPHCM, trang 68- 83.

  2. Acute Coronary Syndrome Guidelineshttps://emedicine.medscape.com/article/1910735-guidelines

    Ngày tham khảo: 09/04/2020

  3. Acute coronary syndrome: What you need to knowhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/315332

    Ngày tham khảo: 09/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người