Hương nhu: Nữ hoàng thảo dược Ấn Độ
Nội dung bài viết
Hương nhu không phải là một loại cây cụ thể! Trong Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ Ấn Độ), Hương nhu được ví như nữ hoàng thảo dược và xem như thuốc trường sinh. Một phương thuốc tốt cho cơ thể, tâm trí và tinh thần mang có thể giải quyết cho nhiều vấn đề sức khỏe hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm về hương nhu ít được nhắc đến mặc dù chúng ta thường được tiếp cận trong cuộc sống hằng ngày. Các hoạt chất dần được tìm ra nhằm củng cố hiệu quả tác dụng của hương nhu không chỉ trong Y học cổ truyền.
1. Hương nhu
Hương nhu là tập hợp tên của nhiều vị thuốc khác nhau thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Bao gồm: hương nhu tía hay cây é, che-tak-me; hương nhu trắng hay húng giồi tía, ling leak kranam. Một số tên gọi khác như Thánh la lặc, Cửu tầng tháp (Trung Quốc), Tulsi (Ấn Độ).
Hương nhu được trồng bằng hạt, khi cây ra hoa thì hái cả cây, phơi trong bóng mát để hạn chế thất thoát tinh dầu. Đây là một thảo dược không những ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe nói chung mà còn làm giảm căng thẳng về tinh thần và sinh lý. Một loại thảo dược có nhiều tác động tích cực do các tinh chất dược lý được tổng hợp. Những tác động này giúp hỗ trợ cơ thể khi phải đối mặt với một loạt các căng thẳng về thể chất, cảm xúc và nhiễm trùng.
Xem thêm:
Đại hồi hương: ngôi sao hương liệu trong y học
Bạch thược: công dụng Dược liệu quý trong vườn hoa
2. Hương nhu bảo vệ và giải độc
Hương nhu tía có hàm lượng phenolic và khả năng chống oxy hóa cao hơn so với hương nhu trắng. Bảo vệ chống lại tổn thương do hóa chất bằng cách tăng mức độ các phân tử chống oxy hóa của cơ thể như glutathione. Đồng thời tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa như superoxide effutase và catalase. Bảo vệ bào quan và màng tế bào bằng cách phân hủy gốc tự do gây ra do thiếu oxy và tác nhân độc hại khác.
Tác động này không những giải độc nội sinh trong cơ thể con người. Mà còn quan trọng hơn trong thời hiện đại để chống lại hàng loạt chất ô nhiễm. Như thuốc trừ sâu, kim loại nặng và chất độc công nghiệp được tạo ra từ hoạt động của con người.
3. Hương nhu và căng thẳng về thể chất
Căng thẳng cơ thể kéo dài, hạn chế về thể chất, tiếp xúc với tiếng ồn quá mức làm xáo trộn cân bằng nội môi bằng cách gây ra căng thẳng sinh lý. Khi căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Tất yếu sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới những cơ quan sinh hóa, cơ quan chức năng và sức khỏe nói chung.
Hương nhu tăng cường trao đổi chất hiếu khí, cải thiện thời hoạt động cường độ mạnh. Đồng thời giảm tổn thương mô oxy hóa gây ra bởi các tác nhân vật lý. Theo đó, làm giảm tác động của căng thẳng gây ra và sự tăng cường chất dẫn truyền thần kinh. Mức độ stress oxy hóa ở các vùng não cùng với các phản ứng miễn dịch được cải thiện. ECG và corticosteroid nội sinh được ghi nhận thay đổi tích cực.
4. Câu chuyện về chuyển hóa
Căng thẳng chuyển hóa do chế độ ăn uống kém, ít hoạt động thể chất và căng thẳng tâm lý là một đặc điểm nổi bật của lối sống hiện đại, thường được gọi là hội chứng chuyển hóa của người hiện đại. Hội chứng này bao gồm bệnh béo phì, tăng huyết áp, mỡ máu cao và đường huyết cao.
Hương nhu có hoạt tính giảm đường huyết, điều chỉnh các loại mỡ bất thường. Đồng thời bảo vệ gan và thận khỏi tổn thương chuyển hóa do nồng độ glucose cao gây ra. Thông qua cơ chế đã được chứng minh ngăn ngừa tăng insulin máu và tăng triglyceride máu, ngăn đề kháng insulin. Mặt khác bảo vệ cơ quan và mạch máu khỏi xơ vữa động mạch.
Tác dụng chuyển hóa có lợi còn giúp bảo vệ gan, thận và tế bào tụy khỏi tổn thương do gốc tự do.
5. Hương nhu chống nhiễm trùng
Tác dụng dược lý chống lại Streptococcus mutans, “con sâu răng huyền thoại”, cho thấy Hương nhu có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng. Loại nước “thần dược” này dùng điều trị hôi miệng, nha chu và loét miệng. Hiệu quả tương đương 0,2% Clorhexidine và Listerine, ưu việt hơn vì có mùi dễ chịu.
Sự kết hợp độc đáo giữa các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau cũng giúp ích cho việc chữa lành vết thương. Có thể chữa lành vết loét do rượu, meloxicam và loét do căng thẳng gây ra. Bằng cách giảm bài tiết axit pepsin và peroxid, tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày như tiết chất nhầy và tăng tuổi thọ tế bào niêm mạc.
6. Hồi kết
Nghiên cứu khoa học hiện đại về Hương nhu đã chứng minh nhiều lợi ích về tâm lý và sinh lý. Hương như được sử dụng làm thuốc và giúp thư giãn cơ thể trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng Hương nhu một cách hợp lý và không gây ra các tác động tiêu cực. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, công dụng cũng như cách dùng vị thuốc Hương nhu. YouMed, luôn đồng hành cùng bạn!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
- Cohen M. M. (2014), "Tulsi - Ocimum sanctum: A herb for all reasons", (0975-9476 (Print))
- Eswar P. et al. (2016), "Anti-microbial Activity of Tulsi {Ocimum Sanctum (Linn.)} Extract on a Periodontal Pathogen in Human Dental Plaque: An Invitro Study", (2249-782X (Print))
- Khalil Ali et al. (2013), "Synergistic antibacterial effect of honey and Herba Ocimi Basilici against some bacterial pathogens", Journal of traditional Chinese medicine = Chung i tsa chih ying wen pan / sponsored by All-China Association of Traditional Chinese Medicine, Academy of Traditional Chinese Medicine. 33, pp. 810-814
- Mehmood Nasir et al. (2012), "Antioxidant, Antimicrobial and Phytochemical Analysis of Cichoriumintybus Seeds Extract and Various Organic Fractions", Iranian journal of pharmaceutical research : IJPR. 11, pp. 1145-1151