Kem ngừa và trị hăm tã Sudocrem: dịu hăm đỏ, bảo vệ da bé
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu rõ hơn cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nội dung bài viết
Hăm tã là một trong những vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị hăm tã. Nếu được điều trị sớm khi các triệu chứng còn nhẹ, tình trạng hăm tã sẽ nhanh chóng khỏi và ít gây khó chịu cho trẻ. Do đó mẹ cần tìm giải pháp hiệu quả và an toàn để điều trị sớm hăm tã. Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để có được những thông tin bổ ích!
1. Hăm tã là gì?
Hăm tã là tình trạng viêm da xảy ra ở vùng quấn tã (mông, đùi trong, bộ phận sinh dục, thắt lưng, bụng dưới). Đây là một trong các rối loạn da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hăm tã có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào bé được mặc tã, đặc biệt đối với bé từ 9 – 12 tháng tuổi.
Hăm tã ảnh hưởng đến 1 trong 3 trẻ nhỏ, và tỷ lệ là ngang nhau ở cả nam và nữ. Triệu chứng hăm tã tùy vào mức độ nhẹ hay nặng. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng hăm tã là đỏ da ở vùng quấn tã.
Hăm tã nhẹ: trên da bé xuất hiện các mảng hồng hay đỏ, một vài nốt mụn rải rác, thường giới hạn một vùng da nhỏ. Không gây đau hay khó chịu.
Hăm tã nặng: đặc trưng bởi ban đỏ lan rộng, nổi sẩn, bong tróc, rộp da. Gây đau và khó chịu cho bé.
Các mẹ cũng nên chú ý nếu bé có những biểu hiện khó chịu, đặc biệt khi thay tã. Bé bị hăm tã thường quấy khóc khi mẹ chạm hoặc lau rửa vùng mặc tã.
Có nhiều nguyên nhân gây hăm tã và đôi khi có thể gặp nhiều yếu tố kích ứng da cùng lúc.
- Tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu: sự ẩm ướt và amoniac (chất được tạo ra khi vi khuẩn phân hủy nước tiểu) có thể gây kích ứng da.
- Sự cọ xát do tã quá chật: Tã có thể cọ xát vào da, gây kích ứng. Điều này thường xảy ra khi tã quá chật hoặc ở trẻ lớn.
- Chất liệu tã hoặc hóa chất trong các sản phẩm tắm, giặt: Da bé có thể bị kích ứng bởi một trong các thành phần của các sản phẩm vệ sinh cá nhân, chất tẩy rửa và làm mềm tã vải, chất liệu tã.
- Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn: Ấm và ẩm ở vùng quấn tã khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm men (candida). Các nếp gấp da đặc biệt dễ bị tổn thương và có thể trở nên đỏ.
- Thức ăn mới trong chế độ ăn: Hăm tã thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng có thể bị hăm tã do phản ứng với thức ăn của mẹ.
- Thuốc kháng sinh: Do tiêu diệt vi khuẩn tốt cùng với vi khuẩn xấu, thuốc kháng sinh dù được sử dụng bởi trẻ sơ sinh hay bà mẹ đang cho con bú cũng có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da.
- Kết quả là nấm men có thể phát triển. Thuốc kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy, và do đó gây kích ứng da.
2. Công dụng của kem đa năng Sudocrem
Sudocrem là giải pháp bảo vệ da bé khỏi hăm tã đơn giản và hiệu quả. Kem ngừa hăm tã Sudocrem giúp làm dịu chỗ viêm da và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Kem hoạt động hiệu quả theo ba cách đơn giản.
- Đầu tiên, Sudocrem chứa chất làm mềm giúp làm dịu vết hăm tã.
- Thứ hai, các thuộc tính làm mát giúp giảm đau và ngứa rát.
- Cuối cùng, lớp chống thấm nước hình thành màng bảo vệ, giúp ngăn chặn bất kỳ tác nhân kích ứng nào (nước tiểu và phân) tiếp xúc với da.
3. Thành phần dịu nhẹ và lành tính của Sudocrem
Các thành phần trong Sudocrem gồm:
- Kẽm oxit: 15,25%.
- Lanolin: 4,00%.
- Benzyl benzoate: 0,83%.
- Benzyl alcohol: 0,39%.
- Benzyl cinnamate: 0,15%.
Ngoài ra còn có: aqua, paraffinum liquidum, paraffin, ozokerite, sorbitan sesquioleate, synthetic beeswax, propylene glycol, parfum (lavender), linalyl acetate, BHA, citric acid, BHT.
Lanolin: là thành phần được chiết xuất từ tuyến bã nhờn ở lông cừu. Lanolin giúp giữ ẩm và làm mềm da.
Kẽm oxit: là một thành phần được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da do nhiều lợi ích mang lại, và đặc biệt trong điều trị hăm tã. Kẽm oxit giúp tạo hàng rào bảo vệ làn da mỏng manh của bé, giảm thiểu ảnh hưởng của vi khuẩn và các chất gây kích ứng khác, làm dịu tình trạng kích ứng da.
Xem thêm: Tìm hiểu về công dụng của kẽm oxit trong Sudocrem
4. Hướng dẫn sử dụng
Khi nào cần sử dụng Sudocrem?
Sudocrem là giải pháp đơn giản mà hiệu quả khi bạn hoặc gia đình của mình có bệnh về da cần sự chăm sóc dịu nhẹ. Có thể thoa Sudocrem mỗi lần thay tã để ngừa vết hăm tã mới cho bé và làm dịu vết hăm tã sẵn có.
Sử dụng như thế nào?
Bước 1: Đảm bảo mông của bé sạch và khô ráo.
Bước 2: Dùng tay sạch và khô ráo, cho một lượng nhỏ Sudocrem lên đầu ngón tay. Nhớ rằng chỉ một lượng nhỏ là đủ hiệu quả.
Bước 3: Nhẹ nhàng mát xa Sudocrem vào da theo các vòng tròn nhỏ. (Cố gắng tránh chà xát, đặc biệt nếu da có vẻ bị viêm.)
Bước 4: Bạn cần thoa đến khi kem chỉ còn lại một lớp mờ và mỏng trên da. Nếu vẫn còn nhìn thấy lớp kem màu trắng, có thể bạn đã thoa quá nhiều. (Nếu điều này xảy ra, sẽ không có ảnh hưởng gì, chỉ cần lần tới thoa một lượng ít hơn.)
Bước 5: Lặp lại việc thoa kem vào vùng mông của em bé khi cần.
5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Bôi một lượng vừa đủ. Chỉ dùng một số lượng nhỏ và thoa một lớp mỏng rồi mát-xa theo vòng tròn nhỏ cho đến khi Sudocrem chỉ còn lại một lớp trong suốt. Nếu sau khi thoa, vùng da này có màu trắng thì lần sau hãy thoa ít hơn một chút.
Đảm bảo bàn tay bạn, và mông của bé sạch sẽ và khô ráo trước khi thoa.
Thoa Sudocrem mỗi lần thay tã để ngừa vết hăm tã mới cho bé và làm dịu vết hăm tã sẵn có.
Để sản phẩm Sudocrem tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản chế phẩm này ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.
Hăm tã thực chất là một tình trạng viêm da bình thường và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Thông qua bài viết này hy vọng các mẹ đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết để lựa chọn được sản phẩm trị hăm tã phù hợp cho trẻ.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Benitez Ojeda AB, Mendez MD. Diaper Dermatitis. 2021 Jul 22. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2022 Jan. PMID: 32644493.
-
Diaper dermatitishttps://www.uptodate.com/contents/diaper-dermatitis
Ngày tham khảo: 10/05/2022
-
Diaper rash (Symptoms & causes)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/symptoms-causes/syc-20371636
Ngày tham khảo: 10/05/2022
-
Diaper Rashhttps://ada.com/conditions/diaper-rash/
Ngày tham khảo: 10/05/2022
-
Sudocrem https://www.sudocrem.com/vn/antiseptic-healing-cream/details/
Ngày tham khảo: 10/05/2022
-
How Does Zinc Oxide Benefit Your Skin?https://thedermreview.com/zinc-oxide/
Ngày tham khảo: 10/05/2022
-
What You Need to Know About Lanolin Oilhttps://www.healthline.com/health/lanolin-oils
Ngày tham khảo: 10/05/2022
-
Sudocrem Antiseptic Healing Creamhttps://www.sudocrem.co.uk/antiseptic-healing-cream/details
Ngày tham khảo: 10/05/2022