Khám phá cách nặn mụn không để lại vết thâm tại nhà
Nhiều người chọn cách nặn mụn để giải quyết nhanh chóng tình trạng khó chịu do mụn gây ra. Nhưng nặn mụn như thế nào mới đúng kỹ thuật, hạn chế tổn thương do việc nặn mụn. Cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo và Youmed khám phá tất tần tật phương pháp nặn mụn không để lại thâm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Những loại mụn thường gặp
Mụn hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do miệng nang lông bị sừng hóa bởi tế bào chết, làm cho dầu hoặc chất bã nhờn không thoát ra được, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đặc biệt là P.Acnes phát triển tạo nên một vùng da bị sưng tấy, viêm nhiễm. Sau đây là 3 loại mụn phổ biến nhất:
- Mụn đầu đen hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và tế bào chết. Khi tiếp xúc với không khí, dầu và các tế bào che phủ lỗ chân lông chuyển sang màu đen. Từ đó mụn đầu đen có màu đen đặc trưng.
- Mụn đầu trắng tương tự như mụn đầu đen, nhưng chúng được bao phủ bởi làn da của bạn. Có một mảng da bao phủ đầu trắng, cứng đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
- Mụn mủ là những vết mụn sâu hơn, khó nặn hơn. Viêm và có màu đỏ là đặc trưng của loại mụn này. Mụn mủ có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn hoặc một tình trạng da khác.1

Nên nặn mụn thời điểm nào?
Khi bạn không biết đúng thời điểm nào có thể nặn mụn được, bạn càng cố nặn thì chúng lại càng sưng to hơn. Nên nặn mụn khi mụn đã “già”. Kiểm tra độ già bằng cách dùng tay chạm vào mụn. Nếu chúng đã xuất hiện cồi mụn khô và cứng, mụn đã sẵn sàng được nặn.
Khi cố gắng nặn một nốt mụn chưa già, bạn có nguy cơ khiến các lớp bên trong da tiếp xúc với vi khuẩn và các chất gây kích ứng khác. Điều này có thể làm cho mụn của bạn mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Điều này dẫn đến hình thành các mụn khác và thậm chí là sẹo vĩnh viễn trên mặt của bạn.

Những loại mụn có thể nặn tại nhà
Không phải tất cả các loại mụn đều có thể nặn. Trước khi quyết định nặn chúng, bạn hãy xác định đó là loại mụn gì và đến lúc được nặn hay chưa. Nhìn chung, mụn không viêm là loại duy nhất mà bạn nên cân nhắc có thể tự nặn tại nhà.
Mụn không viêm bao gồm các loại mụn hình thành khi dầu thừa và tế bào da chết bị mắc kẹt trong các nang lông. Mụn không viêm bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Những mụn này nằm sát bề mặt da nên thường không cần can thiệp nhiều để loại bỏ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những thâm sẹo sau nặn mụn.2
Cách nặn mụn tại nhà
Sau khi tìm hiểu về thời điểm cũng như những loại mụn có thể nặn, chúng ta cùng xem cách nặn mụn tại nhà an toàn và đúng kỹ thuật dưới đây nhé.
Kiểm tra độ già của mụn
Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ lên mụn, nếu đầu mụn khô và cứng thì mụn có thể nặn được. Lưu ý cần vệ sinh tay thật sạch trước khi kiểm tra mụn nhé.
Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn
Dụng cụ nặn mụn có thể là bông tăm, kim hay dụng cụ chuyên dụng tuỳ vào nhu cầu của bạn. Bạn cần lưu ý sát khuẩn những dụng cụ này bằng cồn trước khi sử dụng.
Làm sạch da
Vệ sinh vùng da bằng nước sạch, nước muối sinh lí hay dung dịch chuyên dụng.
Xông hơi
Xông hơi giúp lỗ chân lông mở rộng, từ đó hỗ trợ quá trình nặn mụn dễ dàng và ít đau hơn. Bạn có thể xông bằng hơi nước và trùm kín từ 2 – 5 phút trước khi nặn.

Nặn mụn
Dùng dụng cụ nặn mụn tác động nhẹ nhàng lên mụn. Bạn đừng cố gắng nặn khi mủ không chảy ra dễ dàng hay khi mụn chưa sẵn sàng để nặn. Bôi thuốc mỡ hay những loại mỹ phẩm giúp dịu da khi mụn đã xẹp xuống.
Chăm sóc da sau khi nặn mụn
- Nếu không chăm sóc đúng cách, sẹo mụn và vết thâm có thể tồn tại vĩnh viễn. Càng để lâu thì những tổn thương này càng khó chữa lành. Do đó, chăm sóc da sau mụn ngay lập tức là điều hết sức quan trọng.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh, bằng tay đã rửa sạch hoặc tăm bông sạch.
- Thoa các sản phẩm có tính kháng khuẩn tại chỗ chẳng hạn như tinh dầu tràm trà. Điều này sẽ giúp chống lại vi khuẩn đồng thời giảm viêm một cách lý tưởng. Nếu mụn đang mở hoặc xuất hiện kích ứng, hãy tiếp tục bôi thuốc mỡ.
- Tiếp tục lộ trình chăm sóc da của bạn, chẳng hạn như rửa mặt hàng ngày và tối ưu hoá các bước dưỡng da.3
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố trở nên sậm màu hơn. Lưu lý nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da của bạn nhé.
- Sử dụng các sản phẩm ngừa và trị thâm, sáng da, có chứa các thành phần như vitamin C, niacinamide, retinoid, azelaic acid…4
Lời khuyên của bác sĩ khi nặn mụn tại nhà
Đôi khi, bạn có thể tự nặn mụn không viêm miễn là bạn tuân thủ cách nặn mụn như trên. Bạn không nên tạo thói quen nặn mụn, và luôn lưu ý thực hiện trong môi trường vô trùng.
Đừng nặn mụn chỉ vì bạn đang căng thẳng và chỉ muốn loại bỏ chúng ngay lập tức. Hãy đợi đến thời điểm thích hợp, khi mụn đã già để hạn chế những hậu quả thâm sẹo để lại.
Không trang điểm lên nốt mụn ngay sau khi nặn – điều này làm tái tạo vi khuẩn trên da của bạn, khiến mụn khó lành.
Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn, bị mụn viêm dai dẳng, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ da liễu, để được lên kế hoạch điều trị. Sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và các sản phẩm chăm sóc da có thể giúp tình trạng mụn được ngăn ngừa và cải thiện hơn.5
Sở hữu một làn da căng bóng, sạch mụn sẽ không khó khi bạn hiểu rõ về mụn cũng như cách để loại bỏ chúng. Youmed hi vọng qua bài viết trên, bạn đã bỏ túi cho mình được những bí quyết hữu ích giúp cải thiện làn da của mình.
Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .
Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chat miễn phí
với bác sĩ

Video call
với bác sĩ

Nhận và lưu trữ hồ sơ, toa thuốc, lịch sử khám

Mua trực tuyến các sản phẩm y tế, sức khỏe chính hãng

Đọc tin y tế
chính thống
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Popping a Pimple: Should You or Shouldn’t You?https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/should-you-pop-a-pimple#types-of-pimples
Ngày tham khảo: 03/01/2022
-
When to pop a pimplehttps://www.medicalnewstoday.com/articles/pimple-popping#when-to-pop-a-pimple
Ngày tham khảo: 03/01/2022
-
What Should I Do After Popping a Pimple?https://www.healthline.com/health/skin/what-should-i-do-after-popping-a-pimple#post-pimple-popping-care
Ngày tham khảo: 03/01/2022
-
How to Treat Acne-Related Hyperpigmentationhttps://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/hyperpigmentation-acne#vitamin-c
Ngày tham khảo: 03/01/2022
-
How to Safely Pop a Pimple, If You Musthttps://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/how-to-pop-a-pimple#takeaway
Ngày tham khảo: 03/01/2022