YouMed

Khám Phì đại tiền liệt tuyến: Hỏi bác sĩ sao cho đúng?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Đối với bệnh Phì đại tiền liệt tuyến, bạn sẽ được giới thiệu đến khám bác sĩ chuyên về các bệnh về đường tiết niệu (Bác sĩ Tiết niệu). Vậy bạn đã biết nên chuẩn bị gì khi đi khám phì đại tiền liệt tuyến hay chưa? Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám

  • Liệt kê các triệu chứng của bạn, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do bạn đi khám.
  • Theo dõi tần suất và thời điểm bạn đi tiểu, kể cả khi bạn cảm thấy rằng bàng quang của bạn hoàn toàn trống, và lượng nước bạn uống mỗi ngày.
  • Chuẩn bị các thông tin y tế quan trọng, bao gồm các bệnh lý bạn đang mắc phải.
  • Ghi lại danh sách các loại thuốc, vitamins hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng.
  • Viết ra một số câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn

Một số câu hỏi cơ bản bạn có thể hỏi bác sĩ

  • Triệu chứng của tôi là do phì đại tuyến tiền liệt hay do một nguyên nhân nào khác?
  • Tôi cần làm các xét nghiệm nào?
  • Phương pháp điều trị nào phù hợp với tôi?
  • Tôi còn mắc một bệnh khác, tôi nên làm thế nào để giữ cho tình trạng sức khỏe của mình ở mức tốt nhất?
  • Tôi có cần hạn chế về những vấn đề tình dục không?

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi mà bạn cảm thấy thắc mắc trong lần khám của bạn.

Những điều bác sĩ có thể hỏi bạn trong buổi khám bệnh

  • Lần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng tiết niệu (tiểu khó, tiểu nhiều lần,…) là khi nào? Những triệu chứng đó diễn ra thường xuyên hay thỉnh thoảng? Chúng trở nên nặng dần theo thời gian, hay diễn ra một cách đột ngột?
  • Bạn đi tiểu bao nhiêu lần vào ban ngày, và có bao nhiêu lần bạn cần thức dậy vào ban đêm để đi tiểu?
  • Bạn có bị tiểu són (tiểu không tự chủ) không? Và bạn cần phải đi tiểu thường xuyên hoặc cần đi tiểu ngay lập tức không?
  • Bạn có gặp khó khăn gì khi bắt đầu tiểu không? Bạn có thể tự dừng lại khi tiểu không, hay bạn cảm giác phải dùng sức khi đi tiểu? Có bao giờ bạn cảm thấy mình tiểu không hết không?
  • Khi tiểu, bạn có cảm giác gắt buốt, đau ở vùng bàng quang (dưới rốn) hoặc có máu trong nước tiểu không? Bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu bao giờ chưa?
  • Trong gia đình bạn có ai bị phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến hoặc sỏi thận không?
  • Có bao giờ bạn gặp khó khăn trong việc cương cứng (Rối loạn cương dương), hoặc các vấn đề tình dục không?
  • Bạn có từng được thực hiện phẫu thuật, hoặc thủ thuật cần dùng dụng cụ đưa qua đầu dương vật để đi vào niệu đạo không?
  • Bạn có sử dụng các thuốc chống đông như aspirin, warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc clopidogrel (Plavix) chứ?
  • Lượng cà phê bạn uống mỗi ngày là bao nhiêu (bao nhiêu ly, mỗi ly cỡ bao nhiêu mL)? Ngoài ra, bạn còn uống gì khác không?

Hy vọng bài viết trên của YouMed sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho buổi khám bệnh Phì đại tiền liệt tuyến. Sự chuẩn bị kĩ càng của bạn sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: Mayoclinic.org (Biên dịch: Lâm Phước Nguyên)

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Benign prostatic hyperplasia (BPH)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/benign-prostatic-hyperplasia/diagnosis-treatment/drc-20370093

    Ngày tham khảo: 21/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người